Xuất Khẩu Tôm Tăng Trưởng Mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 6 tháng đầu năm, cả nước đã xuất khẩu (XK) 101.872 tấn tôm, trị giá 971,109 triệu USD, tăng 16,9% về khối lượng và 35,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là nhóm hàng có mức tăng trưởng cao nhất trong các nhóm hàng thủy sản XK chủ lực của Việt Nam.
Trong nhóm mặt hàng tôm, giá trị XK tôm sú cao gấp 3 lần so với tôm thẻ chân trắng nhưng mức tăng trưởng chỉ bằng 1/2 lần. Cụ thể, xuất khẩu tôm sú đạt 56.115 tấn, trị giá 611,2 triệu USD, tăng 15% về khối lượng và 30,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái; XK tôm chân trắng đạt 31.014 tấn với giá trị 248,4 triệu USD, tăng 37,7% về khối lượng và 72,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá XK trung bình sản phẩm tôm cũng đã tăng đáng kể trong 6 tháng đầu năm nay, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái với mức 9,53 USD/kg. Tuy nhiên, mức tăng này còn chưa theo kịp với mức tăng giá tôm nguyên liệu trong nước, bởi giá tôm nguyên liệu đã tăng từ 30 - 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể: tôm thẻ chân trắng từ 55.000 - 60.000 đồng/kg, tăng lên 85.000 - 93.000 đồng/kg; tôm sú loại 30 con/kg từ 160.000 - 175.000 đồng/kg, tăng lên 210.000 - 225.000 đồng/kg.
Giá tôm nguyên liệu tăng cao nhưng vẫn không đủ nguồn cung cấp cho các nhà máy chế biến vì dịch bệnh vẫn tiếp tục xảy ra, tôm bị chết nhiều trên diện rộng, mà nguyên nhân một phần do thời tiết không ổn định, cùng với chất lượng con giống thả nuôi không đạt yêu cầu
Có thể bạn quan tâm

Khoai lang là loại cây dễ trồng, vốn đầu tư thấp, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định. Tuy nhiên, trong thực tế những năm qua, người trồng khoai lang ở xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh vẫn không an tâm bởi giá đầu ra của loại nông sản này rất bấp bênh. Trong khi đó, địa phương chưa tìm ra được loại cây trồng nào thích hợp để thay thế cho cây khoai lang trong mùa vụ hiện nay.

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng vừa kết thúc gần 2 tháng kiểm tra 12 cơ sở sản xuất cây giống phục vụ cho chương trình tái canh cà phê ở Lâm Đồng. Theo đó, Chi cục đã kiểm tra hơn 1,5 triệu cây giống cà phê đều không phát hiện sâu hại; chỉ xuất hiện các loại bệnh thán thư, đốm mắt cua ở mức độ nhẹ. Đồng thời, Chi cục đã tiến hành lấy 21 mẫu rễ và 21 mẫu đất để phân tích.

Đến nay, toàn tỉnh Lào Cai có khoảng 9.000 ha quế, trong đó diện tích quế cho thu hoạch hằng năm khai thác (tỉa thưa) khoảng gần 5.000 ha. Diện tích đang trong giai đoạn chăm sóc, trồng mới khoảng 4.000 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Bắc Hà (2.200 ha), Bảo Thắng (1.600 ha), Bảo Yên khoảng (3.700 ha) và Văn Bàn khoảng (1.500 ha)...

Giá đường tại Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới. Thế nhưng người trồng mía gặp chồng chất khó khăn, thua lỗ, diện tích trồng mía teo tóp dần. Theo cam kết hội nhập, thuế nhập khẩu đường vào Việt Nam bằng 0% vào năm 2018, ngành mía đường Việt Nam trước áp lực cạnh tranh ngay trên sân nhà là rất lớn!

Trong khi các loại cây trồng chủ lực như cao su, cà phê, điều… đều cho thu nhập bấp bênh thì cây hồ tiêu vốn được mệnh danh là “cây tỷ phú” lại càng có cơ hội để nổi lên và hấp dẫn nhà nông hơn bao giờ hết. Nhà nhà đua nhau trồng tiêu khiến cho thị trường cây hồ tiêu giống trở nên phức tạp.