Xuất Khẩu Tôm Sẽ Đem Về 3,8 Tỷ USD

Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP): 9 tháng năm 2014, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt gần 2,94 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ. Đến cuối năm, dự báo xuất khẩu tôm sẽ đạt mức 3,8 tỷ USD.
Hiện, Việt Nam là nước dẫn đầu về cung cấp tôm chế biến đông lạnh cho Mỹ. Đặc biệt, năm nay sản lượng tôm thẻ chân trắng xuất khẩu tăng mạnh là do sản lượng tôm xuất khẩu của Thái Lan và Trung Quốc giảm. Mặt khác, nhiều thị trường trên thế giới chuyển sang nhập khẩu tôm thẻ chân trắng đã tạo cơ hội cho tôm thẻ Việt Nam tăng mạnh thị phần tại các thị trường truyền thống cũng như thị trường khó tính.
Trong tương lai, các thị trường trọng điểm như: Nhật Bản, Mỹ, EU... tôm thẻ chân trắng chiếm tỷ trọng ngày lớn. 9 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất khẩu tôm thẻ chân trắng sang Mỹ đạt 609,7 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ; tôm sú đạt 199,3 triệu USD, tăng 19,3%.
Thị trường Nhật Bản đứng thứ hai với sản lượng nhập khẩu chiếm 18% và cũng đã phục hồi mạnh sau khi vượt qua rào cản kháng sinh trong quý II/2014. Xuất khẩu tôm sang EU tiếp tục tăng mạnh, chiếm 16,9% sản lượng và là thị trường có mức tăng trưởng cao nhất trong nhóm 5 thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam. Ngoài ra, thị trường khác như: Đức, Hàn Quốc, Australia cũng tăng rất khả quan.
Với tình hình thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam thuận lợi như hiện nay thì dự báo đến cuối năm 2014 tổng giá trị xuất khẩu sẽ đạt mức 3,8 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2013 và cao kỷ lục từ trước tới nay.
Theo nhận định của VASEP, xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ hiện gặp không ít khó khăn. Từ ngày 19/9/2014 đến nay, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã công bố mức thuế chống bán phá giá con tôm Việt Nam vào Hoa Kỳ cho đợt xem xét hành chính từ ngày 1/2012 đến 31/1/2013 có mức thuế 6,37%, cao nhất từ trước đến nay.
Vì vậy, xuất khẩu tôm vào thị trường này sẽ giảm và mức thuế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình xuất khẩu tôm vào Mỹ trong quý IV/2014. Ngoài ra, rào cản kháng sinh tiếp tục là trở ngại cho xuất khẩu tôm vào Nhật Bản trong những tháng còn lại và cho cả năm năm 2015. Yếu tố cạnh tranh từ Indonesia, Ấn Độ và Ecuador do sản lượng tôm của các nước này trong năm nay dự kiến tăng mạnh so với 2013.
Ông Trương Đình Hoè nhận định: “Giá tôm nguyên liệu duy trì ở mức cao như hiện nay là do trên thị trường thế giới thiếu nguồn cung, nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh… Trong đó, năm nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng lên mức 93.316 ha và sản lượng nuôi đạt trên 400.000 tấn đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu”.
Nguồn bài viết: http://baocongthuong.com.vn/xuat-nhap-khau/71914/xuat-khau-tom-se-dem-ve-3-8-ty-usd.htm#.VGF7S40cTDc
Có thể bạn quan tâm

Hiện người trồng xoài Cam Lâm (Khánh Hòa) đang bước vào mùa thu hoạch, song kém vui khi xoài vừa mất mùa, mất giá...

Vài năm trở lại đây, nhiều nông dân trong tỉnh Khánh Hòa sản xuất cà tím Nhật Bản (CTNB) theo mô hình của Công ty Cổ phần Thủy sản Bạc Liêu (CPTSBL), chi nhánh tại Khu Công nghiệp Suối Dầu

Vụ tôm nước lợ xuân – hè 2012, toàn tỉnh Thanh Hóa phấn đấu thả nuôi 3.900 ha tôm sú và 130 ha tôm he chân trắng. Để đạt được mục tiêu, ngay từ đầu tháng 3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã phối hợp với các địa phương có diện tích nuôi tôm chỉ đạo cho các chủ đồng nuôi tập trung cải tạo ao đầm đúng hướng dẫn kỹ thuật, tuân thủ lịch thời vụ thả tôm, chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện, sẵn sàng thả tôm nuôi khi thời tiết thuận lợi.

Hơn 400ha chuyên trồng giống lúa đặc sản Nàng Thơm Chợ Đào (NTCĐ) ở xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, Long An đã tụt giảm còn 100ha. Nông dân vùng này bỏ NTCĐ bởi không cạnh tranh được với gạo giả, gạo nhái đang tràn lan khắp nơi...

Hiện nay, diện tích nuôi tôm toàn tỉnh đạt hơn 43.000 ha, mỗi năm cần khoảng 5 tỷ con tôm giống chứng tỏ Bến Tre là thị trường khá rộng cho nghề sản xuất tôm giống phát triển. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất tôm giống trong tỉnh hiện chỉ mới đáp ứng khoảng 20% nhu cầu.