Xuất Khẩu Tôm Sẽ Đem Về 3,8 Tỷ USD

Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP): 9 tháng năm 2014, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt gần 2,94 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ. Đến cuối năm, dự báo xuất khẩu tôm sẽ đạt mức 3,8 tỷ USD.
Hiện, Việt Nam là nước dẫn đầu về cung cấp tôm chế biến đông lạnh cho Mỹ. Đặc biệt, năm nay sản lượng tôm thẻ chân trắng xuất khẩu tăng mạnh là do sản lượng tôm xuất khẩu của Thái Lan và Trung Quốc giảm. Mặt khác, nhiều thị trường trên thế giới chuyển sang nhập khẩu tôm thẻ chân trắng đã tạo cơ hội cho tôm thẻ Việt Nam tăng mạnh thị phần tại các thị trường truyền thống cũng như thị trường khó tính.
Trong tương lai, các thị trường trọng điểm như: Nhật Bản, Mỹ, EU... tôm thẻ chân trắng chiếm tỷ trọng ngày lớn. 9 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất khẩu tôm thẻ chân trắng sang Mỹ đạt 609,7 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ; tôm sú đạt 199,3 triệu USD, tăng 19,3%.
Thị trường Nhật Bản đứng thứ hai với sản lượng nhập khẩu chiếm 18% và cũng đã phục hồi mạnh sau khi vượt qua rào cản kháng sinh trong quý II/2014. Xuất khẩu tôm sang EU tiếp tục tăng mạnh, chiếm 16,9% sản lượng và là thị trường có mức tăng trưởng cao nhất trong nhóm 5 thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam. Ngoài ra, thị trường khác như: Đức, Hàn Quốc, Australia cũng tăng rất khả quan.
Với tình hình thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam thuận lợi như hiện nay thì dự báo đến cuối năm 2014 tổng giá trị xuất khẩu sẽ đạt mức 3,8 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2013 và cao kỷ lục từ trước tới nay.
Theo nhận định của VASEP, xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ hiện gặp không ít khó khăn. Từ ngày 19/9/2014 đến nay, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã công bố mức thuế chống bán phá giá con tôm Việt Nam vào Hoa Kỳ cho đợt xem xét hành chính từ ngày 1/2012 đến 31/1/2013 có mức thuế 6,37%, cao nhất từ trước đến nay.
Vì vậy, xuất khẩu tôm vào thị trường này sẽ giảm và mức thuế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình xuất khẩu tôm vào Mỹ trong quý IV/2014. Ngoài ra, rào cản kháng sinh tiếp tục là trở ngại cho xuất khẩu tôm vào Nhật Bản trong những tháng còn lại và cho cả năm năm 2015. Yếu tố cạnh tranh từ Indonesia, Ấn Độ và Ecuador do sản lượng tôm của các nước này trong năm nay dự kiến tăng mạnh so với 2013.
Ông Trương Đình Hoè nhận định: “Giá tôm nguyên liệu duy trì ở mức cao như hiện nay là do trên thị trường thế giới thiếu nguồn cung, nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh… Trong đó, năm nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng lên mức 93.316 ha và sản lượng nuôi đạt trên 400.000 tấn đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu”.
Nguồn bài viết: http://baocongthuong.com.vn/xuat-nhap-khau/71914/xuat-khau-tom-se-dem-ve-3-8-ty-usd.htm#.VGF7S40cTDc
Có thể bạn quan tâm

Lộc Ninh (Bình Phước) hiện có 3.648 ha tiêu, chiếm khoảng 30% diện tích, gần 40% sản lượng của cả tỉnh. Theo kế hoạch, trong năm 2014, năng suất vườn tiêu ở Lộc Ninh đạt khoảng 32,25 tạ/ha. Để hoàn thành kế hoạch sản lượng 10.929 tấn, Lộc Ninh đang thực hiện ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nhất là trong thời điểm hiện nay - thời kỳ các vườn tiêu đang ra hoa, đậu trái.

Ngoài ra, thời điểm này, nhiều loại trái cây như: chôm chôm, thanh long, xoài... cũng đang vào mùa thu hoạch rộ với giá bán khá thấp, làm ảnh hưởng đến giá trái cóc, nhất là khi thời gian qua có nhiều nhà vườn đã phát triển diện tích trồng làm nguồn cung cóc trái tăng.

Những năm gần đây, cam mật, cam xoàn ít bị bệnh, năng suất cao nên nhà vườn đang khôi phục và mở rộng diện tích trồng cây này. Hiện toàn huyện trồng khoảng 300ha cây cam mật, cam xoàn. Mỗi công cam cho thu nhập từ 10-50 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Người dân xã Thanh Hối chuẩn bị đón vụ bưởi mới đầy hứa hẹn. Ảnh: ông Phạm Văn Mão (bên trái), xóm Tân Hương, xã Thanh Hối giới thiệu về kỹ thuật trồng, chăm sóc giống bưởi đỏ.

Con cá này được quán Bến Sông (phường Mỹ Long) mua để chế biến bán, nhưng sau đó một khách hàng ở TP. Rạch Giá (Kiên Giang) thương lượng mua lại nguyên con còn sống giá 4 triệu đồng.