Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu Tôm Sang Nhật Bản Sẽ Dễ Dàng Hơn

Xuất Khẩu Tôm Sang Nhật Bản Sẽ Dễ Dàng Hơn
Ngày đăng: 10/02/2014

Đã có hơn 50 trường hợp các lô tôm của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu qua Nhật bị trả về vì hàm lượng Ethoxyquin cao hơn hoặc bằng mức 0,01 ppm (một phần triệu) trong vòng hai năm qua. Nay doanh nghiêp đã có thể xuất sang thị trường này mà không phải lo ngại về Ethoxyquin.

Theo Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT), sau nhiều lần làm việc với phía Nhật Bản về quy định chất kháng sinh Ethoxyquin trong tôm ở mức 0,01 ppm là không hợp lý, mới đây, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã điều chỉnh giới hạn dư lượng tối đa đối với chất kháng sinh Ethoxyquin từ 0,01 ppm lên 0,2 ppm.

Như vậy, nếu chiếu theo danh sách những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản bị cơ quan thẩm quyền Nhật Bản cánh báo vi phạm quy định an toàn thực phẩm về dư lượng hóa chất, kháng sinh đã bị trả về tính đến ngày 27-1-2014 - được đăng tải công khai trên trang thông tin của Nafiqad - sẽ không bị trả về trong thời gian tới.

Trong danh sách 21 doanh nghiệp có lô hàng bị trả về, đa phần vi phạm ở chỉ tiêu cảnh báo/mức phát hiện dư lượng dao động ở mức cao hơn hoặc bằng 0,01 ppm.

Như vậy, nếu so sánh với mức 0,2 ppm như đã điều chỉnh từ phía Nhật Bản thì những lô hàng này sẽ được xuất bình thường sang thị trường này từ tháng 2-2014.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong năm 2013, Nhật Bản là một trong ba thị trường nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam đạt trên 1 tỉ đô la Mỹ. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Nhật Bản đạt hơn 1,15 tỉ đô la Mỹ, chiếm 17,1% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Sản phẩm xuất sang thị trường này chủ yếu là các sản phẩm chế biến từ tôm, cá ngừ và các loại hải sản khác như bạch tuộc, mực…


Có thể bạn quan tâm

Nỗi Lo Từ Nghề Lưới Lừ Nỗi Lo Từ Nghề Lưới Lừ

Khai thác thủy sản bằng lưới lừ không mang tính chất huy diệt như giả cào, xung điện nhưng lại làm cho nguồn lợi thủy sản suy giảm một cách nghiêm trọng. Vấn đề này đã và đang trở thành mối lo ngại của chính quyền địa phương.

03/09/2014
Một Con Bò Sữa Hơn Cả Hecta Lúa Một Con Bò Sữa Hơn Cả Hecta Lúa

Huyện Lâm Hà nằm kế cận trung tâm chăn nuôi bò sữa của tỉnh là Đơn Dương. Ấy nhưng, suốt vài chục năm qua, khi nông dân ở “trung tâm bò sữa” - Đơn Dương ăn nên làm ra trông thấy từ con vật nuôi này, thì Lâm Hà xem ra vẫn... bình chân như vại trước một cơ hội làm giàu từ con bò sữa.

22/08/2014
Nhân Rộng Mô Hình Vùng Nuôi Tôm Biển An Toàn Dịch Bệnh Ở An Đức (Bến Tre) Nhân Rộng Mô Hình Vùng Nuôi Tôm Biển An Toàn Dịch Bệnh Ở An Đức (Bến Tre)

Tháng 7-2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre đã xây dựng mô hình vùng nuôi tôm an toàn dịch bệnh ở xã An Đức, huyện Ba Tri. Vùng nuôi được triển khai ở ấp 9 với tổng diện tích 100ha, phù hợp với qui hoạch của địa phương, giao thông, thủy lợi thuận lợi.

03/09/2014
Di Linh Xuất Hiện Rầy Nâu Hại Lúa Hè Thu Di Linh Xuất Hiện Rầy Nâu Hại Lúa Hè Thu

Đến đầu tháng 8/2014, bà con nông dân huyện Di Linh đã hoàn tất việc gieo cấy lúa ruộng vụ hè thu. Theo Trung tâm Nông nghiệp huyện, trong vụ hè thu năm nay, toàn huyện đã hoàn thành kế hoạch gieo cấy được trên 2.000ha lúa ruộng.

22/08/2014
Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Thu Hoạch Hơn 482 Tấn Thủy Sản Nước Lợ Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Thu Hoạch Hơn 482 Tấn Thủy Sản Nước Lợ

Vụ nuôi trồng thủy sản năm nay, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đưa vào thả nuôi 635 ha thủy sản nước lợ. Đến ngày 31/8, toàn huyện đã thu hoạch 100% diện tích thả nuôi.

03/09/2014