Xuất khẩu tôm sang Mỹ giảm 51%

Ba thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ và châu Âu đều có mức giảm đến 2 con số. Những diễn biến này đã đẩy ngành tôm của Việt Nam theo xu hướng giảm với mức giảm lên đến 28,3% so với cùng kỳ năm 2014, đạt doanh thu hơn 1,5 tỉ USD.
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong tháng 7 đạt gần 51 triệu USD. Đây là mức cao nhất trong các tháng kể từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên tổng kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm nay chỉ đạt 313 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm 2014.
Bên cạnh đó, xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản đạt 309 triệu USD, giảm 18,6% so với cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu tôm sang châu Âu đạt 298 triệu USD, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Theo VASEP, xuất khẩu tôm giảm có nguyên nhân từ tỷ giá, do trong một thời gian dài đồng tiền Việt Nam bị neo với đô la Mỹ trong khi đó các đồng tiền khác đã giảm giá, khiến giá tôm Việt Nam không cạnh tranh được với các nước. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ tại nhiều thị trường lớn ảm đạm trong khi nguồn cung tăng nên tôm Việt Nam phải cạnh tranh với các nước trong khu vực châu Á và Nam Mỹ.
Riêng tại thị trường Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu giảm 7 tháng đầu năm nay do đồng yen giảm xuống mức thấp.
Có thể bạn quan tâm

Ngành nuôi và chế biến xuất khẩu tôm đang đứng trước khó khăn hơn bao giờ hết khi phải đối mặt với dịch bệnh ngày càng phức tạp, thị trường bị thu hẹp, thiếu vốn để sản xuất...

Trong lần thăm mô hình nuôi lươn không cần bùn ở xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Hoàng ở Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết định nuôi lươn theo cách này.

Trang trại của gia đình anh Tạ Văn Thắng, thôn Đống Long, xã Hoà Lâm (Ứng Hoà, Hà Nội) chỉ rộng 4 mẫu, nhưng doanh thu năm 2011 lên đến hơn 2,5 tỷ đồng.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện giá cá tra nguyên liệu được các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thu mua với mức giá dưới 20.000 đồng/kg, giảm từ 7.000 - 7.500 đồng so với tháng 1/2012. Đây là mức giá cá tra thấp nhất ở khu vực ĐBSCL kể từ năm 2011 đến nay.

Tại cuộc họp chiều 29/5, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm cho biết dịch lợn tai xanh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp ở khu vực đồng bằng sông Hồng với 5 địa phương ghi nhận có dịch là Điện Biên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lai Châu, Hòa Bình.