Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu Tiêu Vượt Ngưỡng 1 Tỷ USD

Xuất Khẩu Tiêu Vượt Ngưỡng 1 Tỷ USD
Ngày đăng: 02/10/2014

Theo báo cáo của Bộ NN & PTNT, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 9/2014 ước đạt 7 nghìn tấn, với giá trị đạt 68 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 9 tháng đầu năm 2014 đạt 140 nghìn tấn với giá trị 1,06 tỷ USD, tăng 24,5% về khối lượng và tăng 41,9% giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm đạt 7.459 USD/tấn, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2013. Lượng tiêu xuất khẩu sang 4 thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ, Singapore, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất và Ấn Độ 8 tháng đầu năm chiếm 35,05%.

Trong đó, thị trường Hoa Kỳ tăng 28,14% về khối lượng và tăng 40,87% giá trị; Singapore tăng 83,19% về khối lượng và tăng gấp 2,3 lần giá trị; Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tăng 54,09% về khối lượng và tăng 83,72% giá trị; thị trường Ấn Độ tăng 2,06 lần về khối lượng và 2,4 lần giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại buổi giao ban công tác quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm tháng 9 và triển khai kế hoạch tháng 10/2014 của Bộ NN & PTNT, ông Nguyễn Xuân Hồng- Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN & PTNT) - cho biết, hiện giá hồ tiêu đang ở mức cao kỷ lục, nếu năm 2006 giá hồ tiêu vào khoảng 1.600 USD/tấn, đến nay đã tăng lên gần 7.500 USD/tấn.

Với mức giá tăng giá mạnh như vừa qua, nông dân nhiều vùng đã đổ xô đầu tư, mở rộng diện tích trồng tiêu, hiện cả nước có trên 62.000ha.

Việc người dân trồng tiêu không theo quy hoạch, trồng ở cả vùng đất thấp, không thoát nước đã dẫn tới tình trạng tiêu bị bệnh và chết. Hiện đang có 10-15% diện tích tiêu bị bệnh, trong đó bệnh chết nhanh, chết chậm chiếm khoảng 7,5%.

Hơn nữa, người trồng tiêu đang lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho cây tiêu. Trước cảnh báo của một số nước nhập khẩu hồ tiêu về dư lượng thuốc bảo vệ thực, Cục Bảo vệ thực vật đã lấy 30% mẫu hồ tiêu để kiểm tra, phát hiện ra 1 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng, chiếm 3,3%.


Có thể bạn quan tâm

Tạo Đột Phá Từ Vùng Sản Xuất Tập Trung Tạo Đột Phá Từ Vùng Sản Xuất Tập Trung

Cách đây gần 10 năm, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã quy hoạch, phát triển khu chăn nuôi tập trung với diện tích hơn 50ha.

30/11/2013
Hướng Đi Mới Trong Sản Xuất Lạc Ở Nghi Long (Nghệ An) Hướng Đi Mới Trong Sản Xuất Lạc Ở Nghi Long (Nghệ An)

Nghi Long (Nghi Lộc - Nghệ An) là địa phương vốn có truyền thống trồng lạc thương phẩm, nhưng từ khi tham gia liên minh sản xuất và tiêu thụ lạc giống thuộc “dự án cạnh tranh nông nghiệp”, bà con ở đây không chỉ có thêm thu nhập mà mở ra hướng làm ăn mới.

30/11/2013
Quản Lý Và Phát Triển Nhãn Hiệu Tập Thể “Nấm Thái Nguyên” Quản Lý Và Phát Triển Nhãn Hiệu Tập Thể “Nấm Thái Nguyên”

Ngày 27-11, Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tổ chức Hội nghị quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Nấm Thái Nguyên”. Tham dự có 70 hộ sản xuất nấm tại 5 xã, thị trấn gồm: Phấn Mễ, Động Đạt, Yên Trạch, Đu và Giang Tiên.

30/11/2013
Trồng Nấm Vụ Đông Trồng Nấm Vụ Đông

Tham quan mô hình trồng nấm rơm trái vụ do Trung tâm KN-KN Bắc Ninh phối hợp Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp) tổ chức tại xã Bình Dương, huyện Gia Bình, chúng tôi thấy sự phấn khởi của nông dân.

30/11/2013
Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Ca Cao Đạt Tiêu Chuẩn UTZ Certified Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Ca Cao Đạt Tiêu Chuẩn UTZ Certified

Bến Tre có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng ca cao. Tuy nhiên, diện tích trồng còn nhỏ lẻ, người dân sản xuất theo lối cũ, quy trình kỹ thuật canh tác chưa đồng bộ, vì vậy năng suất đạt chưa cao.

30/11/2013