Xuất khẩu thủy sản tại nhiều thị trường giảm mạnh

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt 311 triệu USD, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, Nhật Bản giảm 10,8%, Hàn Quốc giảm 13,3%, châu Âu giảm 34,7%, Hoa Kỳ giảm 35,1%. Nguyên nhân chủ yếu là do giảm tỷ giá đồng Eur so với USD (giảm 20% - 25%) và yên Nhật so với USD, dẫn tới hàng thủy hải sản của Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường này trở nên đắt hơn, giảm khả năng cạnh tranh. Giá xuất khẩu cá tra, một trong những loại thủy sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, gần như chạm đáy, nay lại tiếp tục giảm giá.
Mặt khác, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang phải chịu áp lực từ thuế chống bán phá giá của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đối với tôm và cá tra ở mức cao, đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, hàng thủy sản của Việt Nam (nhất là mặt hàng tôm, chiếm tỷ trọng 40% trong kim ngạch xuất khẩu) sẽ có cơ hội gia tăng xuất khẩu tại thị trường Hàn Quốc khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) chính thức có hiệu lực. Theo đó, mặt hàng tôm sẽ được miễn hạn ngạch thuế quan 10.000 tấn cho năm đầu tiên và sẽ tăng lên 15.000 tấn trong 5 năm tiếp theo.
Được biết, hiện tại Hàn Quốc chỉ miễn hạn ngạch thuế quan 5.000 tấn cho các nước ASEAN theo Hiệp định AKFTA, trong đó mỗi năm Việt Nam tận dụng được 2.500 tấn miễn thuế quan.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian ở mức thấp, gần đây giá heo hơi tại nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã tăng bình quân khoảng 2.000 đồng/kg so với cách nay 1 tháng.

Lượng lúa hàng hóa tăng trong khi nhu cầu thị trường giảm đã kéo theo giá lúa giảm, đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn. Ngành nông nghiệp các địa phương ĐBSCL đang triển khai chuyển đổi diện tích canh tác lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác hoặc trồng luân canh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công thương) cho biết, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa có buổi làm việc với Đại sứ Bỉ tại Việt Nam Bruno Angelet về nội dung xây dựng Trung tâm phân phối và sàn đấu giá hàng thủy sản Việt Nam tại cảng Zeebrugge, Bỉ.

Ngày 25/7, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, sau một thời gian tạm lắng, dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại 4 hộ chăn nuôi thuộc 4 xã Mỹ Lương (huyện Cái Bè), Phước Thạnh (thành phố Mỹ Tho), Phú Kiết và Hòa Tịnh (huyện Chợ Gạo) của tỉnh Tiền Giang. Tổng số gia cầm mắc bệnh gồm 16.300 con chim cút, 330 con gà và 5 con vịt.

Trong vài năm trở lại đây, cây dong riềng đã và đang khẳng định ưu thế của mình trong việc giúp người dân xóa đói, giảm nghèo và làm giàu hiệu quả. Từ chỗ chỉ được canh tác và chế biến tại một số thôn, xã của huyện Yên Sơn thì nay đã phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh như: Lực Hành, Xuân Vân, Kiến Thiết, Nhữ Hán (Yên Sơn); Kim Bình, Vinh Quang, Linh Phú (Chiêm Hóa); Thượng Lâm, Lăng Can (Lâm Bình)...