Xuất khẩu thủy sản tại nhiều thị trường giảm mạnh

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt 311 triệu USD, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, Nhật Bản giảm 10,8%, Hàn Quốc giảm 13,3%, châu Âu giảm 34,7%, Hoa Kỳ giảm 35,1%. Nguyên nhân chủ yếu là do giảm tỷ giá đồng Eur so với USD (giảm 20% - 25%) và yên Nhật so với USD, dẫn tới hàng thủy hải sản của Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường này trở nên đắt hơn, giảm khả năng cạnh tranh. Giá xuất khẩu cá tra, một trong những loại thủy sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, gần như chạm đáy, nay lại tiếp tục giảm giá.
Mặt khác, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang phải chịu áp lực từ thuế chống bán phá giá của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đối với tôm và cá tra ở mức cao, đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, hàng thủy sản của Việt Nam (nhất là mặt hàng tôm, chiếm tỷ trọng 40% trong kim ngạch xuất khẩu) sẽ có cơ hội gia tăng xuất khẩu tại thị trường Hàn Quốc khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) chính thức có hiệu lực. Theo đó, mặt hàng tôm sẽ được miễn hạn ngạch thuế quan 10.000 tấn cho năm đầu tiên và sẽ tăng lên 15.000 tấn trong 5 năm tiếp theo.
Được biết, hiện tại Hàn Quốc chỉ miễn hạn ngạch thuế quan 5.000 tấn cho các nước ASEAN theo Hiệp định AKFTA, trong đó mỗi năm Việt Nam tận dụng được 2.500 tấn miễn thuế quan.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 26/6, Bộ NN&PTNT phê duyệt đề cương thực hiện xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải nhà kính bằng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước năm 2013.

Theo các già làng người Xtiêng thì cha ông họ có nguồn gốc từ vùng núi rừng Bình Phước, nhưng cách đây khoảng 30 năm đã men theo dòng sông Đồng Nai xuống đây để định cư. Những ngày đầu thật vô vàn khó khăn...

Mua loại thuốc phù hợp để phòng trừ đúng đối tượng dịch hại, thuốc có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được phép sử dụng và hạn chế sử dụng tại Việt Nam và do các đại lý được cấp phép bán.

Một chủ trang trại nuôi cá tầm "tố" có DN nhập lậu cá tầm Trung Quốc về nuôi thả một thời gian ngắn để “rửa” thành cá tầm Việt Nam. Song Bộ NN-PTNT sau khi kiểm tra đã cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy điều này.

Những năm gần đây, nhờ lợi thế về vị trí địa lý, vị trí địa lý, giao thông, nguồn nguyên nguyên liệu và đầu ra sản phẩm, ngành chế biến thức ăn chăn nuôi (CBTACN) tỉnh Bình Định có bước phát triển khá mạnh.