Xuất khẩu thủy sản sụt giảm mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam(VASEP), tổng XK thủy sản của cả nước trong tháng 10 ước đạt 604 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, XK tôm giảm gần 33%, cá tra giảm gần 30%, cá ngừ giảm 11% và mực, bạch tuộc giảm 28%.
Cụ thể, xuất khẩu tôm đạt khoảng 2,4 tỷ USD, giảm 28%; cá tra 1,3 tỷ USD, giảm 12%; cá ngừ 383 triệu USD, giảm 6%; mực bạch tuộc giảm 13% đạt 345 triệu USD.
Chỉ có các mặt hàng cá biển khác tăng gần 4% đạt 863 triệu USD.
Xuất khẩu sang các thị trường chính đều giảm mạnh (từ 6- 26%), trong đó thị trường Mỹ giảm mạnh nhất, gần 27%, EU giảm 19% và Nhật Bản giảm 15%.
Tuy nhiên, xuất khẩu sang 2 thị trường ASEAN và Đài Loan (Trung Quốc) tăng lần lượt 9,4% và 29%, có thể do sự chuyển hướng của doanh nghiệp thủy sản khi các thị trường lớn khó tiêu thụ.
VASEP cho biết, nguyên nhân khiến xuất khẩu thủy sản giảm là do thị trường tiêu thụ kém và biến động tỷ giá tiền tệ làm cho thủy sản Việt Nam bị cuốn trong vòng xoáy giảm giá trên thị trường thế giới suốt từ đầu năm đến nay.
Các nhà NK tìm cách ép giá, các nước đối thủ đẩy mạnh XK khiến cho XK cá tra vốn trong tình trạng kém sôi động từ 2 năm nay, lại thêm áp lực từ thuế chống bán phá giá giai đoạn POR10 và POR11 với mức thuế cao, nên không còn cơ hội để tăng trưởng trở lại.
Làn sóng mất giá và thả nổi giá nội tệ so với đồng USD ở các thị trường và các nước sản xuất chính khiến cho không chỉ xuất khẩu tôm mà cả các mặt hàng khác của Việt Nam khó cạnh tranh tại thị trường nhập khẩu, nhất là thị trường Mỹ.
Theo VASEP trước những thách thức về nhu cầu sụt giảm, vòng xoáy giảm giá XK nông thủy sản nói chung, XK trong 2 tháng cuối năm sẽ chỉ tăng nhẹ so với những tháng đầu năm và vẫn thấp hơn 20 – 25% so với năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Khai thác thủy sản bằng hình thức giã cào bay, giã cào điện ở vùng gần bờ đã tác động xấu đến môi trường sinh thái, làm giảm nguồn lợi thủy sản, gây nên sự tranh chấp ngư trường, ảnh hưởng xấu đến trật tự an ninh trên biển. Tuy nhiên, việc ngăn chặn kiểu đánh bắt này lại không dễ dàng.

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu nâng giá trị tôm xuất khẩu, chủ yếu là tôm sú lên 2,55 tỷ USD, tăng 50 triệu USD so với năm trước đó, trong đó tỉnh Cà Mau dẫn đầu toàn vùng với chỉ tiêu xuất khẩu 1,1 tỷ USD.

Để khai thác biển có hiệu quả, huyện Phú Tân đang khuyến khích ngư dân tích cực bám biển, đẩy mạnh sản xuất, tập trung quản lý tốt số tàu khai thác, giảm dần số tàu nhỏ, khai thác ven bờ để chuyển sang khai thác xa bờ hoặc chuyển đổi ngành nghề sang nuôi thủy sản ven biển. Chú trọng đầu tư cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân trong việc bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.

Kết thúc phiên biển đầu năm trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa, nhiều ngư dân Quảng Ngãi trở về với cá ngừ vi vàng chật ních khoang tàu. Đây chính là một trong hai loại cá ngừ đại dương xuất khẩu, nhưng với ngư dân Quảng Ngãi, họ vẫn quen gọi là cá “vàng vi” Hoàng Sa…

Ngày 8.3, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc cho biết: Triển khai thí điểm việc đánh bắt và bảo quản cá ngừ đại dương để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, UBND tỉnh đã đầu tư 1 tỉ đồng cho 5 tàu đánh bắt cá ngừ đại dương trên địa bàn tỉnh để mua sắm các thiết bị đánh bắt và bảo quản cá ngừ đại dương theo kiểu của Nhật.