Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Hàn Quốc Tăng Mạnh

Sau khi tăng trưởng chậm lại vào năm 2013 (tăng 2,4%), XK thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc quý I/2014 đã hồi phục mạnh với giá trị đạt 129 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ 2013.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong quý I/2014, XK tôm và cá ngừ sang Hàn Quốc tăng mạnh, trong khi XK mực bạch tuộc hồi phục nhẹ, còn XK cá ngừ chế biến sang Hàn Quốc tăng mạnh nhất, tới 525%. Ngoài ra, năm nay, sản phẩm cá tra của Việt Nam cũng bắt đầu thâm nhập vào thị trường này.
Năm 2014, Hàn Quốc hứa hẹn là thị trường tiềm năng của thủy sản Việt Nam vì nhu cầu của thị trường này đang tăng mạnh trở lại sau khi giảm 4,7% về khối lượng và gần 2% về giá trị trong năm 2013.
Hiện nay, Việt Nam là nguồn cung cấp thủy sản lớn thứ 3 của Hàn Quốc, chiếm 13,2% thị phần (sau Trung Quốc 28% và Nga 14%).
Trong đó, Việt Nam đứng đầu về cung cấp tôm cho Hàn Quốc, chiếm 47% thị phần. Giá trung bình nhập khẩu tôm từ Việt Nam của Hàn Quốc đạt 11 USD/kg (trong khi đó, giá nhập khẩu từ Philippines là 15 USD/kg; Thái Lan là 12 USD/kg; Ấn Độ 8,7 USD/kg và Trung Quốc là 8 USD/kg).
Về mặt hàng mực, bạch tuộc, Việt Nam đứng thứ 2 trong các nước cung cấp cho Hàn Quốc với 24% thị phần (sau Trung Quốc, 48%).
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, thịt gà nhập khẩu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi trong nước. Có thời điểm giá đùi gà nhập khẩu xuống còn từ 18.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất trong nước là 28.500 đồng/kg.

Mặc dù Lào Cai đã hết mùa từ tháng 7, song, gần hai tháng nay, dọc các tuyến phố ở Hà Nội, mận tím khủng Sapa (Lào Cai) vẫn được bày bán tràn lan.

Cây sim mọc hoàn toàn tự nhiên trên vùng đồi trống và dưới tán rừng được bà con thu hái bán phổ biến với mức giá từ 9.000 - 12.000 đồng/kg.

Tính đến hết tháng 9, khối lượng xuất khẩu gạo đạt khoảng 4,47 triệu tấn với giá trị 1,92 tỷ USD, giảm 10,1% về khối lượng và giảm 15,7 về giá trị.

Thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật, 9 tháng đầu năm Việt Nam đã xuất khẩu 62 container nhãn, đạt 307,452 tấn. Trong đó, giá nhãn đi bằng đường máy bay đạt 8,8 USD/kg, chở bằng đường biển chỉ bằng một nửa, 4,4 USD/kg.