Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Hàn Quốc Tăng Mạnh

Sau khi tăng trưởng chậm lại vào năm 2013 (tăng 2,4%), XK thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc quý I/2014 đã hồi phục mạnh với giá trị đạt 129 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ 2013.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong quý I/2014, XK tôm và cá ngừ sang Hàn Quốc tăng mạnh, trong khi XK mực bạch tuộc hồi phục nhẹ, còn XK cá ngừ chế biến sang Hàn Quốc tăng mạnh nhất, tới 525%. Ngoài ra, năm nay, sản phẩm cá tra của Việt Nam cũng bắt đầu thâm nhập vào thị trường này.
Năm 2014, Hàn Quốc hứa hẹn là thị trường tiềm năng của thủy sản Việt Nam vì nhu cầu của thị trường này đang tăng mạnh trở lại sau khi giảm 4,7% về khối lượng và gần 2% về giá trị trong năm 2013.
Hiện nay, Việt Nam là nguồn cung cấp thủy sản lớn thứ 3 của Hàn Quốc, chiếm 13,2% thị phần (sau Trung Quốc 28% và Nga 14%).
Trong đó, Việt Nam đứng đầu về cung cấp tôm cho Hàn Quốc, chiếm 47% thị phần. Giá trung bình nhập khẩu tôm từ Việt Nam của Hàn Quốc đạt 11 USD/kg (trong khi đó, giá nhập khẩu từ Philippines là 15 USD/kg; Thái Lan là 12 USD/kg; Ấn Độ 8,7 USD/kg và Trung Quốc là 8 USD/kg).
Về mặt hàng mực, bạch tuộc, Việt Nam đứng thứ 2 trong các nước cung cấp cho Hàn Quốc với 24% thị phần (sau Trung Quốc, 48%).
Có thể bạn quan tâm

Sáng 22/7, tại Hà Nội, Bộ Công thương và Phái đoàn Liên minh châu Âu tại VN với sự tài trợ của dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu phối hợp với Sở KH&CN Kiên Giang tổ chức hội thảo bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm và kinh nghiệm đăng ký ở châu Âu.

Xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) là xã biển bãi ngang nhưng những năm trở lại đây lĩnh vực nông nghiệp đã được quan tâm phát triển và từng bước mang lại hiệu quả cao. Ngoài cây lúa và một số loại cây hoa màu khác thì khoảng 5 năm trở lại đây, cây đậu đen xanh lòng được trồng nơi đây đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân, mở ra hướng làm ăn mới đầy triển vọng.

Hơn 20 hộ nông dân ở thôn Suối Thông B, xã Đạ Ròn (Đơn Dương - Lâm Đồng) tự phân công sản xuất từng loại rau theo thỏa thuận tiêu thụ với hệ thống siêu thị Sài Gòn. Quy trình sản xuất được kiểm tra nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn VietGAP, nếu hộ nào không tuân thủ sẽ chịu các hình thức “kỷ luật” tương xứng như cảnh cáo, khai trừ…

Tuy chưa có thống kê của ngành chức năng nhưng hiện bà con trồng mía ở một số xã: Tân Phước Hưng, Hiệp Hưng (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) đã bắt đầu thu hoạch mía chục để bán cho thương lái đi tiêu thụ ở các nơi.

Chư Prông (Gia Lai) là một trong những huyện trọng điểm cà phê của tỉnh Gia Lai. Theo thống kê của ngành chuyên môn, toàn huyện hiện có khoảng 13.500 ha cà phê, trong đó, 95% diện tích đang trong thời kỳ kinh doanh. Niên vụ cà phê năm nay, ước tính năng suất cà phê trung bình của huyện đạt khoảng 36 tạ nhân/ha. So với mọi năm, con số này không có nhiều biến động.