Xuất khẩu thủy sản rơi vào thế khó

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) trong 9 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 4,8 tỷ USD (-16% so với cùng kỳ).
Hầu hết các thị trường lớn như Mỹ và EU đều giảm trên hai con số, chỉ riêng thị trường châu Á còn giữ được đà tăng trưởng (+11%).
Đáng chú ý, thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam là Mỹ có mức giảm lên đến 28% so với cùng kỳ 2014. Nếu tách riêng theo từng phân khúc sản phẩm thì giá trị xuất khẩu của cá tra chỉ giảm nhẹ (-3%), trong khi đó giá trị xuất khẩu tôm sang Mỹ lại giảm mạnh (-45%).
Nguyên nhân do vấn đề dư lượng chất kháng sinh trong các sản phẩm tôm của Việt Nam.
Theo thống kê từ Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), trong 5 tháng đầu năm, Mỹ đã trả lại 25 đợt hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Mặt khác, nguồn cung gia tăng từ Thái Lan, Ecuador cũng là nhân tố khiến giá trị xuất khẩu thủy sản trong 9 tháng đầu năm sụt giảm.
Đối với thị trường châu Âu, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng vào việc ký kết các hiệp định thương mại sẽ giúp đẩy mạnh xuất khẩu tại châu Âu. Tuy vậy, cá tra Việt Nam lại không nằm trong danh sách các mặt hàng giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình FTA giữa Việt Nam và EU.
Nhiều doanh nghiệp cho biết họ đang kiến nghị về biểu thuế này và đang chờ những phản hồi từ phía châu Âu.
Khi tham gia các hiệp định thương mại, các rào cản kỹ thuật là yếu tố để các nước bảo hộ sản xuất nội địa.
Trong trường hợp này, chất lượng sản phẩm uy tín và được đánh giá cao có lợi thế lớn nhất.
Trước thực trạng trên, tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp niêm yết trên sàn cũng có sự phân hóa rõ rệt.
Đơn cử như tại phân khúc cá tra, các doanh nghiệp lớn như Vĩnh Hoàn vẫn giữ mức tăng trưởng dương (+18%) trong khi đó, các công ty niêm yết khác như Hùng Vương, Nam Việt, Agifish đều giảm khá mạnh, trên 10% so với cùng kỳ 2014.
Với nhu cầu sụt giảm, nhiều công ty chủ động phá giá để nâng cao tính cạnh tranh.
Vì vậy, mặc dù quý III thường là quý cao điểm theo tính mùa vụ nhưng giá trị xuất khẩu vẫn không có nhiều chuyển biến tích cực như kỳ vọng.
Do vậy, với những rủi ro trong ngành về nhu cầu, về việc phá giá giữa các đối thủ trong ngành, việc đầu tư vào các doanh nghiệp đầu ngành với tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng lớn và hưởng mức thuế chống bán phá giá ưu đãi sẽ là lựa chọn phù hợp đối với nhà đầu tư.
Một trong những cổ phiếu hiện đang thỏa mãn được tiêu chí trên là VHC.
Xét theo số liệu mà VHC công bố, ước tính, doanh thu năm 2015 vào khoảng 6.790 tỷ đồng (+8% cùng kỳ) và LNST vào khoảng 387 tỷ đồng, tăng 34% so với lợi nhuận cốt lõi trong năm 2014; khi đó, EPS vào khoảng 4.189 đồng/CP.
Nếu xem xét triển vọng tăng trưởng dài hạn khi VHC sẽ xây thêm nhà máy và nâng tăng trưởng doanh thu trung bình 20% mỗi năm thì đây vẫn là cổ phiếu để kỳ vọng. Trái ngược với VHC, HVG dù có tiềm lực song lại đang trải qua giai đoạn khó khăn.
Mặc dù báo cáo tài chính quý 3/2015 của Công ty chưa được công bố chi tiết nhưng theo thông tin có được thì doanh nghiệp này vẫn đang có nhiều biến động. Nguyên nhân do lãi vay quý 2/2015 tăng thêm 43% so với cùng kỳ khi Công ty đẩy mạnh các khoản đầu tư, nâng cấp nhiều dự án và điều này còn lây sang quý 3/2015.
Mặt khác, hoạt động M&A với Công ty CP Thực phẩm Sao Ta và Công ty CP CBTS Xuất khẩu Tắc Vân làm phát sinh lợi thế thương mại, chi phí tài chính...
so với cùng kỳ. Rõ ràng chiến lược mở rộng của HVG đang tạo áp lực ngắn hạn cho Công ty, đặc biệt trong bối cảnh ngành thủy sản đang diễn biến không thuận lợi.
HVG, vì vậy, sẽ khó có khả năng hoàn thành kế hoạch trong năm nay.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây mô hình ếch Thái kết hợp với nuôi cá được nhiều nông dân lựa chọn, đây là mô hình có khả năng làm giàu và giảm ô nhiễm môi trường do dư thừa thức ăn trong chăn nuôi ếch. Mô hình này tập trung nhiều ở các huyện Cao Lãnh, Tháp Mười và TP. Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.

Với chủ trương đa dạng hóa cây trồng, những năm gần đây huyện Châu Phú (An Giang) đặc biệt quan tâm việc chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu qủa sang các loại cây trồng ứng dụng công nghệ cao, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Đến cuối tháng 8, diện tích cây ăn trái trong tỉnh Hậu Giang đã tăng hơn cùng kỳ năm trước gần 400ha và đang ở mức 29.204ha. Các cây trồng có xu hướng tăng diện tích là cam, quýt do người dân thấy gần đây giá cả có nhiều thuận lợi cho nhà vườn.

Để chuẩn bị cho mô hình này, từ năm 2013, Hội Nông dân phường Vĩnh Phú đã tổ chức nhiều lớp tập huấn và tham quan mô hình chăn nuôi thỏ công nghiệp tại TX.Bến Cát, TX.Tân Uyên cho 50 lượt hộ nông dân. Qua sàng lọc danh sách, phường đã chọn 6 hộ có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ kỹ thuật, con giống thực hiện thí điểm.

Những năm gần đây, chăn nuôi Dak Lak phát triển ổn định, riêng 9 tháng năm 2014, tổng đàn gia súc đã phát triển lên gần 897.000 con, trong đó đàn trâu 33.962 con; bò 166.788 con, bò lai chiếm 13,76% tổng đàn, riêng đàn bò sữa hiện có 93 con, trong đó bò cái cho sữa 57 con, chiếm 61,3 % tổng đàn bò sữa; đàn heo trên 696.000 con, tỷ lệ heo nái chiếm 12,47% tổng đàn, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 46.426 tấn; đàn gia cầm 8.675.771 con.