Xuất Khẩu Thủy Sản Năm 2014 Sẽ Vượt Mục Tiêu 7 Tỷ USD

Đó là nhận định của VASEP khi dựa vào kết quả kinh doanh của ngành Thủy sản từ đầu năm đến hết tháng 9 khi đạt 5,8 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), quý III/2014, xuất khẩu thủy sản của cả nước tiếp tục tăng mạnh nhờ nhu cầu tăng và nguồn cung trong nước khả quan. Giá trị xuất khẩu thủy sản trong quý III tăng 15% đạt 2,2 tỷ USD, đưa tổng xuất khẩu từ đầu năm đến hết tháng 9 lên 5,8 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trừ mặt hàng cá ngừ (giảm 12,5%), cá tra tăng nhẹ, xuất khẩu các sản phẩm chính khác đều tăng trưởng 2 con số (13 - 42%).
Trong đó, xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh nhất (42%), chiếm tỷ trọng cao nhất (50,6%), giá trị 2,9 tỷ USD. Tôm chân trắng chiếm ưu thế 58%, đạt 1,7 tỷ USD, tăng 75% nhờ lượng sản xuất và nhập khẩu nguyên liệu tăng, trong khi thị trường thế giới đang thiếu nguồn cung do dịch bệnh EMS.
Xuất khẩu cá tra quý III đã phục hồi (+6,6%) nhưng không đủ bù đắp mức sụt giảm những tháng đầu năm vì thị trường nhập khẩu trầm lắng. Tổng xuất khẩu 9 tháng năm 2014 năm đạt 1,3 tỷ USD, tương đương với cùng kỳ năm ngoái.
Chất lượng cá ngừ sau thu hoạch so với năm ngoái vẫn chưa được cải thiện, ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm giá trị cao (cá ngừ tươi để chế biến sashimi), trong khi nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường chính đều giảm tiếp tục ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam, khiến tổng xuất khẩu giảm 12,5% chỉ đạt 363 triệu USD.
Sau 2 năm giảm liên tục, xuất khẩu mực, bạch tuộc năm nay phục hồi rõ rệt nhờ nhu cầu nhập khẩu của Hàn Quốc, Italy, Tây Ban Nha, Pháp, Đức và Trung Quốc đều tăng mạnh.
Từ đầu năm đến hết tháng 9, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 166 thị trường trên thế giới. Xuất khẩu sang tất cả các thị trường đều tăng trưởng khả quan (15% - 45%).
Có thể bạn quan tâm

Cà Mau là một trong những tỉnh có thế mạnh về sản xuất lúa, tôm. Trong những năm qua, năng suất, sản lượng lúa, tôm đều tăng và đã góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế nông hộ. Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, tuy có những khó khăn nhất định do yếu tố thời tiết nhưng toàn tỉnh đã gieo cấy được khoảng 39.000 ha.

Bên cạnh đó, với những đóng góp lớn trong kim ngạch xuất khẩu của ngành, ngành thủy sản vẫn được xem là ngành xuất khẩu mũi nhọn với giá trị xuất khẩu thủy sản tháng Mười Một ước đạt 666 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 11 tháng đầu năm đạt 7,22 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2013.

Hành đang là cây trồng mũi nhọn của huyện đảo Lý Sơn, chỉ đứng sau cây tỏi. Mỗi năm riêng cây hành và cây tỏi đóng góp đến 20% GDP của huyện. Thế nhưng, với hiệu quả kinh tế như hiện nay, người dân đảo đang phân vân không biết có nên chọn cây trồng khác thay thế hay không.

Ngày 24-11, Thương vụ Việt Nam tại Úc (Bộ Công Thương) cho biết trong tháng 10-2014, Việt Nam có hai mặt hàng vi phạm khi nhập khẩu hàng thực phẩm vào Úc.

Với giá này thì người trồng cỏ chịu lỗ từ 3.000 đến 5.000 đồng/m2. Mặt khác, người trồng cỏ nhung chưa có đầu ra ổn định, dù sản phẩm cỏ được bán ra nhiều tỉnh, thành hay xuất khẩu nước ngoài nhưng phải thông qua nhiều trung gian nên nông dân bị ép giá.