Xuất Khẩu Thủy Sản Năm 2014 Sẽ Vượt Mục Tiêu 7 Tỷ USD

Đó là nhận định của VASEP khi dựa vào kết quả kinh doanh của ngành Thủy sản từ đầu năm đến hết tháng 9 khi đạt 5,8 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), quý III/2014, xuất khẩu thủy sản của cả nước tiếp tục tăng mạnh nhờ nhu cầu tăng và nguồn cung trong nước khả quan. Giá trị xuất khẩu thủy sản trong quý III tăng 15% đạt 2,2 tỷ USD, đưa tổng xuất khẩu từ đầu năm đến hết tháng 9 lên 5,8 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trừ mặt hàng cá ngừ (giảm 12,5%), cá tra tăng nhẹ, xuất khẩu các sản phẩm chính khác đều tăng trưởng 2 con số (13 - 42%).
Trong đó, xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh nhất (42%), chiếm tỷ trọng cao nhất (50,6%), giá trị 2,9 tỷ USD. Tôm chân trắng chiếm ưu thế 58%, đạt 1,7 tỷ USD, tăng 75% nhờ lượng sản xuất và nhập khẩu nguyên liệu tăng, trong khi thị trường thế giới đang thiếu nguồn cung do dịch bệnh EMS.
Xuất khẩu cá tra quý III đã phục hồi (+6,6%) nhưng không đủ bù đắp mức sụt giảm những tháng đầu năm vì thị trường nhập khẩu trầm lắng. Tổng xuất khẩu 9 tháng năm 2014 năm đạt 1,3 tỷ USD, tương đương với cùng kỳ năm ngoái.
Chất lượng cá ngừ sau thu hoạch so với năm ngoái vẫn chưa được cải thiện, ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm giá trị cao (cá ngừ tươi để chế biến sashimi), trong khi nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường chính đều giảm tiếp tục ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam, khiến tổng xuất khẩu giảm 12,5% chỉ đạt 363 triệu USD.
Sau 2 năm giảm liên tục, xuất khẩu mực, bạch tuộc năm nay phục hồi rõ rệt nhờ nhu cầu nhập khẩu của Hàn Quốc, Italy, Tây Ban Nha, Pháp, Đức và Trung Quốc đều tăng mạnh.
Từ đầu năm đến hết tháng 9, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 166 thị trường trên thế giới. Xuất khẩu sang tất cả các thị trường đều tăng trưởng khả quan (15% - 45%).
Có thể bạn quan tâm

Với những ưu điển vượt trội như dễ nuôi, lớn nhanh, chất lượng thịt thơm ngon, tỷ lệ thịt xẻ cao hơn khoảng 15% - 20% so với giống bò khác, bò BBB đang trở thành một hướng đi mới không chỉ giúp người chăn nuôi nâng cao thu nhập mà còn làm tăng sản lượng thịt bò trên thị trường hiện nay, dần dần chủ động nguồn cung thịt bò trong nước, hạn chế nhập khẩu.

Trong khi ngành chăn nuôi và thủy sản chịu tác động mạnh bởi diễn biến thị trường thì các doanh nghiệp FDI sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) gần như không hề hấn gì, thậm chí, mỗi ngày một mở rộng.

Theo Cục Thống kê An Giang, đến cuối năm 2014, toàn tỉnh có 41.233 hộ chăn nuôi gia súc, tăng 16,66% so năm 2013. Trong đó, có 29.568 hộ chăn nuôi gia súc có chuồng trại HVS, chiếm tỷ lệ 71,71%, tăng 10,42% so cùng kỳ.

Tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), tính đến ngày 18/5, ổ dịch cúm gia cầm H5N6 xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi ở xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã qua 21 ngày không phát sinh thêm dịch mới. Tuy nhiên, tại tỉnh Vĩnh Long đã xuất hiện 1 ổ dịch cúm gia cầm H5N1.

Với đàn gà có số lượng lên đến trên 1.000 con, hiện trang trại của anh Nguyễn Văn Long ở thôn 5, xã Diên Phú (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) là địa chỉ nuôi gà Đông Tảo lớn nhất TP. Pleiku.