Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt 2,2 Tỷ USD Trong 4 Tháng

Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 24,59% tổng giá trị xuất khẩu.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 4 ước đạt 606 triệu USD.
Kết quả này đưa giá trị xuất khẩu 4 tháng đầu năm của mặt hàng này đạt 2,2 tỷ USD, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn đều tăng mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc với mức tăng tương ứng đạt 19%, 56,1% và 16,6%.
Đặc biệt, Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 24,59% tổng giá trị xuất khẩu. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường này ba tháng đầu năm đạt 397,49 triệu USD, tăng 85% so với cùng kỳ năm 2013.
Hoa Kỳ cũng là thị trường dẫn đầu nhập khẩu cá tra Việt Nam, chiếm 21,4% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
Cuối tháng 3 vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố kết quả cuối cùng thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam giai đoạn từ 31/7/2011 đến 1/8/2012. Theo đó, có một số doanh nghiệp được hưởng mức thuế suất thấp. Điều này đồng nghĩa với việc cá tra Việt Nam vẫn có thể xuất khẩu vào Hoa Kỳ một cách bình thường trong thời gian tới.
3 năm trở lại đây, dù kinh tế thế giới suy thoái nhưng dường như không tác động nhiều đến sự phát triển của thủy sản Việt Nam, ngành này vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khá cao.
Hiện thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 156 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 16 thị trường so với năm 2010.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành thủy sản đã đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu thế giới về sản lượng cá tra; đứng thứ 3 về sản lượng tôm.
Có thể bạn quan tâm

Giống cây trồng biến đổi gien trở thành vấn đề nhạy cảm, dù ở các nước hay Việt Nam cũng có hai loại ý kiến khác nhau. Bên ủng hộ xem đây là tiến bộ khoa học giúp gia tăng sản lượng cây trồng mà phương pháp truyền thống không đáp ứng được.

Bình Chánh, 1 trong 5 huyện ngoại thành TPHCM, có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 19%/năm.

Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa ký thỏa thuận với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ thực hiện 2 chương trình hợp tác kỹ thuật mới: Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học rừng và các dịch vụ hệ sinh thái.

Ngày 22-7 tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị đánh giá lại kết quả sau 2 năm triển khai đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt.

Ngày 6-8, thông tin từ Bộ NN-PTNT cho biết, đã ban hành “Hướng dẫn tạm thời về kỹ thuật trồng, nhân giống, chăm sóc, thu hái trái và sơ chế hạt cây mắc ca”. Đây là hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tiên cho cây mắc ca phát triển tại Việt Nam.