Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt 2,2 Tỷ USD Trong 4 Tháng

Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 24,59% tổng giá trị xuất khẩu.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 4 ước đạt 606 triệu USD.
Kết quả này đưa giá trị xuất khẩu 4 tháng đầu năm của mặt hàng này đạt 2,2 tỷ USD, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn đều tăng mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc với mức tăng tương ứng đạt 19%, 56,1% và 16,6%.
Đặc biệt, Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 24,59% tổng giá trị xuất khẩu. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường này ba tháng đầu năm đạt 397,49 triệu USD, tăng 85% so với cùng kỳ năm 2013.
Hoa Kỳ cũng là thị trường dẫn đầu nhập khẩu cá tra Việt Nam, chiếm 21,4% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
Cuối tháng 3 vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố kết quả cuối cùng thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam giai đoạn từ 31/7/2011 đến 1/8/2012. Theo đó, có một số doanh nghiệp được hưởng mức thuế suất thấp. Điều này đồng nghĩa với việc cá tra Việt Nam vẫn có thể xuất khẩu vào Hoa Kỳ một cách bình thường trong thời gian tới.
3 năm trở lại đây, dù kinh tế thế giới suy thoái nhưng dường như không tác động nhiều đến sự phát triển của thủy sản Việt Nam, ngành này vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khá cao.
Hiện thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 156 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 16 thị trường so với năm 2010.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành thủy sản đã đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu thế giới về sản lượng cá tra; đứng thứ 3 về sản lượng tôm.
Có thể bạn quan tâm

Tại phiên chợ, hai con cá ngừ đại dương được mua với giá hơn 2.100 JPY mỗi kg (tương đương khoảng 440.000 đồng) gấp hơn năm lần giá bán tại Việt Nam. Theo mức giá này thì con cá ngừ đại dương có trọng lượng 50 kg có giá 22 triệu đồng. Số cá ngừ còn lại được bán từ 150.000 đến hơn 300.000 đồng mỗi kg.

Xét về thị trường, Mỹ, Nhật Bản, EU là 3 thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam, trong đó Nhật Bản là thị trường lớn nhất của tôm sú. Tuy nhiên, trong gần 7 tháng đầu năm 2014, thị trường Hà Lan, Hàn Quốc, Mỹ là 3 thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất (100 – 298%) so với cùng kỳ năm trước.

Lâm Đồng chưa xảy ra hiện tượng ồ ạt chặt bỏ cây caosu để trồng các loại cây trồng khác như một số tỉnh trong vùng, nhưng rải rác ở những vùng đất canh tác không phù hợp thì hiện tượng này cũng đã bắt đầu xảy ra, hoặc chí ít là người dân bỏ mặc loại cây trồng này cho nắng mưa.

Ông Nguyễn Văn Thống, ấp Tân Phong, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời là hộ dân rất thành công với mô hình nuôi sò huyết. Ông đang phát triển nhân rộng mô hình này trong đầm Thị Tường. Vụ sò huyết vừa rồi, từ đầu năm đến nay ông đã thu được hơn tỷ bạc. Ông Thống là một trong những hộ dân đầu tiên nảy ra ý định nuôi sò trong đầm Thị Tường.

Hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ là chủ trương lớn, được Đảng, Nhà nước quan tâm. Đây là điểm tựa để ngư dân và các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư đóng tàu cá vỏ sắt, công suất lớn, trang bị phương tiện đánh bắt hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiếp tục vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc...