Xuất Khẩu Thuận Lợi Nhờ Điều Chỉnh Tỷ Giá

Nhằm góp phần hỗ trợ xuất khẩu (XK) 6 tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quyết định điều chỉnh tỷ giá thêm 1%. Theo các chuyên gia, việc điều chỉnh này không ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Điều chỉnh tỷ giá hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Sau nhiều ngày neo ở mức cao, thậm chí có lúc kịch trần, từ ngày 19/6, NHNN đã chính thức nới tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ từ mức 21.036 VND/USD lên 21.246 VND/USD. Với biên độ tỷ giá +/- 1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá trần sẽ là 21.458 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.034 VND/USD.
Bà Nguyễn Thị Hồng - Vụ trưởng Vụ Chính sách tín dụng (NHNN) - cho biết: Trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát ở mức thấp 5 tháng đầu năm và tỷ giá đã duy trì ổn định gần một năm qua, việc NHNN điều chỉnh tỷ giá nhằm góp phần hỗ trợ XK, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Chuyên gia Ngân hàng HSBC:
Việc điều chỉnh tỷ giá không phải là bất ngờ lớn khi cặp tiền tệ này đã được giao dịch ở mức trần trong thời gian qua. Lần điều chỉnh nhỏ này sẽ không làm đồng Việt Nam suy yếu nhiều và không ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp, ngân hàng bởi VND được hỗ trợ tốt nhờ vào tình hình XK cải thiện cũng như mức tăng trưởng nhập khẩu ít hơn.
Theo một chuyên gia kinh tế, tăng tỷ giá sẽ có tác động hai mặt tới nền kinh tế, bên cạnh việc hỗ trợ XK thì cũng sẽ tác động tới nhập khẩu, bởi hiện nay một phần không nhỏ nguyên liệu phục vụ sản xuất vẫn phải nhập khẩu. Tuy nhiên, về cục diện thì XK vẫn sẽ hưởng lợi nhiều hơn bởi nếu theo đà tăng trưởng xuất nhập khẩu của 5 tháng qua, Việt Nam vẫn đang ở trạng thái xuất siêu.
Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cũng nhận định: Với những doanh nghiệp có yếu tố XK, đặc biệt là khối FDI, do triển vọng các thị trường XK lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật vẫn khá tích cực, nên việc tăng chi phí đầu vào do tỷ giá điều chỉnh cũng có thể được bù đắp bởi tăng giá đầu ra.
Được biết, kim ngạch XK 5 tháng tăng 15,4%, ước đạt 58,5 tỷ USD, xuất siêu trên 1,6 tỷ USD, hoạt động XK trong nước đang nỗ lực để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 10% của năm nay, nên việc điều chỉnh tỷ giá rõ ràng đã mang lại nhiều tác động tích cực cho các doanh nghiệp XK.
Không tác động tới mục tiêu kiểm soát lạm phát
Dựa trên những chỉ số vĩ mô những tháng đầu năm, NHNN dự báo lần điều chỉnh này sẽ không ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát mà sẽ góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu đề ra. Bà Nguyễn Thị Hồng lý giải: Trên thị trường ngoại hối, cung - cầu ngoại tệ được đảm bảo, cán cân thanh toán tổng thể thặng dư trên 10 tỷ USD.
Đặc biệt, NHNN đã mua được một lượng ngoại tệ lớn tăng dự trữ ngoại hối lên mức kỷ lục là 35 tỷ USD. “Trong điều kiện lạm phát ở mức thấp, CPI tháng 5 chỉ tăng 1,08% so với cuối năm 2013, thì việc điều chỉnh tỷ giá lần này không đáng lo ngại đối với mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ đề ra”- Bà Hồng khẳng định.
Phân tích những tác động của việc tăng tỷ giá, chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân cho rằng: Tỷ giá còn phục vụ cho mục tiêu điều hành hoạt động của nền kinh tế, hiện nay XK đang có những khó khăn nhất định nên việc điều chỉnh tỷ giá nhằm mục tiêu quan trọng hơn.
Để chính sách tỷ giá mới phát huy hiệu quả tích cực, tránh những tác động không đáng có tới doanh nghiệp và thị trường, ông Ngân đề xuất: NHNN, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương phải cùng nhau giám sát, điều hành để đạt mục tiêu của việc điều chỉnh tỷ giá là hỗ trợ XK, bảo đảm cân đối ngoại tệ thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Trải qua một chặng đường hơn 10 năm, nhưng chỉ trong 2 năm qua đối phó những diễn biến khó dự đoán trên thị trường, cạnh tranh trong ngành lúa gạo trở nên khốc liệt, khiến DN này phải chuyển hướng tập trung tới 99% cho thị trường XK. Chuyện xây dựng thương hiệu gạo Việt còn để ngỏ, song thị trường cao cấp vẫn mở cửa đặt hàng NK gạo Việt.

Sau một thời gian bôn ba lập nghiệp bằng nhiều nghề, như: thợ cơ khí, thợ cắt kính… nhưng thu nhập không cao, năm 1999 anh về quê Nhơn Trạch và cải tạo gần 1 héc ta đất ngập mặn của gia đình để nuôi tôm sú. Anh Lâm chia sẻ: “Thời gian đó ở xã rộ lên phong trào nuôi tôm thiên nhiên, gia đình tôi có gần 1 hécta đất ngập mặn phù hợp với nuôi tôm sú nên tôi đã nuôi thử nghiệm.

So với cùng kỳ năm 2013, số lượng giảm 10,78%, trị giá FOB giảm 10,27%, trị giá CIF giảm 9,2% và giá FOB bình quân tăng 2,43 USD/tấn; hợp đồng còn lại chưa giao hàng là 2,102 triệu tấn.

Với khoảng 44.770 hécta, cây điều đang đứng ở tốp đầu về diện tích canh tác tại Đồng Nai và cả nước. Đây vẫn là cây trồng chủ lực của tỉnh vì theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Đồng Nai nằm trong vùng trọng điểm phát triển cây điều của cả nước.

Ông Đào Hồng Đức, Cục trưởng Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản cho biết, tàu cũ nhập về Việt Nam phải dưới 8 tuổi. Trong khi đại gia công ty Đức Khải xin nhập tàu gần 30 tuổi.