Xuất Khẩu Thanh Long Ruột Đỏ Sang Thị Trường Mỹ

Sau nhiều năm tìm đầu ra ở thị trường nước ngoài, thanh long ruột đỏ, một trong những trái cây đặc sản của tỉnh Trà Vinh đã chính thức được xuất khẩu sang thị Mỹ.
Thông qua Công ty NiNa Hoàng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổ hợp tác trồng thanh long ruột đỏ của ấp Đại Đức, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long đã xuất bán chào hàng thành công 900 kg trái thanh long ruột đỏ và ký hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Mỹ 4.000 kg vào cuối tháng 1/2013, với giá bán từ 15.000 - 30.000 đồng/kg.
Ông Lê Văn Bé, Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Trà Vinh cho biết đây là lần đầu tiên tỉnh Trà Vinh đưa trái thanh long ruột đỏ ra thị trường nước ngoài, giúp nông dân nâng cao thu nhập và mạnh dạn mở rộng diện tích trồng loại trái cây ngon này.
Hiện nay, tỉnh Trà Vinh có hơn 60 ha thanh long ruột đỏ được trồng tập trung tại các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần và Châu Thành, cho năng suất bình quân khoảng 300 tấn trái/năm.
Để giữ vững thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị kinh tế trái thanh long ruột đỏ, Hội Làm vườn tỉnh Trà Vinh đang triển khai hỗ trợ nông dân về kỹ thuật để sản xuất sản phẩm thanh long ruột đỏ an toàn; phát triển tổ hợp tác trồng thanh long ruột đỏ ấp Đại Đức lên hợp tác xã; xây dựng thêm tổ hợp tác thanh long ruột đỏ tại ấp Bà Mi, xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè và xúc tiến xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho trái thanh long ruột đỏ tỉnh Trà Vinh.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài ra, Ecuador xác nhận Nghị viện Châu Âu đã thông qua kéo dài cơ chế ưu đãi thuế quan cho các sản phẩm XK của Ecuador sang EU thêm 2 năm nữa. Hiệp hội các nhà XK Ecuador hoan nghênh gia hạn ưu đãi thuế quan của EU và cho biết nhờ đó có thể chấm dứt thiệt hại khoảng 70 triệu USD tiền thuế mỗi tháng.

Năm qua, tình hình sản xuất mặt hàng này vẫn giữ vững mức tăng trưởng. Sản lượng bánh phồng tôm ước đạt trên 12 ngàn tấn (trong đó, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang chiếm 46,71%, Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi chiếm 49%), tăng 16,34% so với năm 2013, đạt 114,57% so với kế hoạch.

Không riêng gì gia đình anh Trạng, rất nhiều bà con trong vùng có nguồn thu nhập cao nhờ nuôi sò. Có hộ nuôi thành công nhiều năm nay và được bà con địa phương đặt cho cái biệt danh thật thân thương gắn liền với con sò. Ông Tám "sò" (ông Nguyễn Văn Tám, một trong những người nuôi sò đầu tiên ở Cái Nước) đã xây được nhà cửa khang trang. Cũng nhờ nuôi sò, ông mua thêm được 5 công đất.

Huyện đã triển khai thực hiện hàng loạt các quy hoạch liên quan như: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản huyện Đầm Hà đến năm 2020, định hướng 2030; quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch chi tiết khu nuôi trồng thuỷ sản bãi triều xã Tân Bình; quy hoạch vùng nuôi thuỷ sản an toàn…

Tết năm nay trên quê hương Năm Căn (Cà Mau) sẽ có nhiều đổi mới. Dọc theo những con đường bê-tông về các xã, đi vào từng ấp, hai bên đường cây ăn trái được trồng xen canh. Đây là chủ trương của huyện vận động Nhân dân tận dụng đất trống vườn nhà trồng rau màu, cây ăn trái. Phía sau những vườn cây, rau màu là những đầm tôm, rừng đước mênh mông.