Xuất Khẩu Thanh Long Ruột Đỏ Sang Thị Trường Mỹ

Sau nhiều năm tìm đầu ra ở thị trường nước ngoài, thanh long ruột đỏ, một trong những trái cây đặc sản của tỉnh Trà Vinh đã chính thức được xuất khẩu sang thị Mỹ.
Thông qua Công ty NiNa Hoàng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổ hợp tác trồng thanh long ruột đỏ của ấp Đại Đức, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long đã xuất bán chào hàng thành công 900 kg trái thanh long ruột đỏ và ký hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Mỹ 4.000 kg vào cuối tháng 1/2013, với giá bán từ 15.000 - 30.000 đồng/kg.
Ông Lê Văn Bé, Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Trà Vinh cho biết đây là lần đầu tiên tỉnh Trà Vinh đưa trái thanh long ruột đỏ ra thị trường nước ngoài, giúp nông dân nâng cao thu nhập và mạnh dạn mở rộng diện tích trồng loại trái cây ngon này.
Hiện nay, tỉnh Trà Vinh có hơn 60 ha thanh long ruột đỏ được trồng tập trung tại các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần và Châu Thành, cho năng suất bình quân khoảng 300 tấn trái/năm.
Để giữ vững thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị kinh tế trái thanh long ruột đỏ, Hội Làm vườn tỉnh Trà Vinh đang triển khai hỗ trợ nông dân về kỹ thuật để sản xuất sản phẩm thanh long ruột đỏ an toàn; phát triển tổ hợp tác trồng thanh long ruột đỏ ấp Đại Đức lên hợp tác xã; xây dựng thêm tổ hợp tác thanh long ruột đỏ tại ấp Bà Mi, xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè và xúc tiến xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho trái thanh long ruột đỏ tỉnh Trà Vinh.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, giai đoạn 2014 - 2016, từ nguồn vốn tín dụng, vốn ngân sách T.Ư, địa phương và vốn huy động khác, Quảng Ngãi đầu tư hơn 6.000 tỉ đồng để phát triển thủy sản. Trong đó, đầu tư hơn 2.434 tỉ đồng xây dựng 6 dự án hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão...

Ngày 25/9, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết Chủ tịch UBND tỉnh đã có ý kiến bằng văn bản về việc tiếp tục thực hiện triển khai thí điểm mô hình khai thác - bảo quản - thu mua - xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi sang thị trường Nhật Bản.

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020, huyện Bình Đại đã cụ thể hóa bằng Kế hoạch số 1107, ngày 22-5-2014 xác định thủy sản là then chốt để tập trung tái cơ cấu.

Thủy sản Alaska đã được XK đến nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ qua trung gian Bồ Đào Nha và Na Uy, trong khi XK trực tiếp còn hạn chế. Từ khi chương trình kết nối người mua và người bán được Viện tiếp thị thủy sản Alaska thực hiện năm 2011, NK thủy sản Alaska của Brazil tăng đáng kể.

Kể từ đầu tháng 7, giá tôm đã tăng do nhu cầu từ các thị trường phương Tây tăng trở lại. Nhu cầu NK từ Nhật Bản vẫn còn chậm. Trong quý I/2014, sản lượng tôm nuôi trên toàn thế giới vẫn thấp hơn mức dự kiến. Tuy nhiên, NK vào các thị trường Mỹ và EU tăng lên. Sản lượng tôm nói chung ở mức thấp đã đẩy giá tôm tăng lên. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á tiếp tục tăng cường nguồn cung tôm nguyên liệu thông qua NK từ Nam Á và Mỹ Latinh.