Xuất Khẩu Thanh Long Ruột Đỏ Sang Thị Trường Mỹ

Sau nhiều năm tìm đầu ra ở thị trường nước ngoài, thanh long ruột đỏ, một trong những trái cây đặc sản của tỉnh Trà Vinh đã chính thức được xuất khẩu sang thị Mỹ.
Thông qua Công ty NiNa Hoàng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổ hợp tác trồng thanh long ruột đỏ của ấp Đại Đức, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long đã xuất bán chào hàng thành công 900 kg trái thanh long ruột đỏ và ký hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Mỹ 4.000 kg vào cuối tháng 1/2013, với giá bán từ 15.000 - 30.000 đồng/kg.
Ông Lê Văn Bé, Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Trà Vinh cho biết đây là lần đầu tiên tỉnh Trà Vinh đưa trái thanh long ruột đỏ ra thị trường nước ngoài, giúp nông dân nâng cao thu nhập và mạnh dạn mở rộng diện tích trồng loại trái cây ngon này.
Hiện nay, tỉnh Trà Vinh có hơn 60 ha thanh long ruột đỏ được trồng tập trung tại các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần và Châu Thành, cho năng suất bình quân khoảng 300 tấn trái/năm.
Để giữ vững thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị kinh tế trái thanh long ruột đỏ, Hội Làm vườn tỉnh Trà Vinh đang triển khai hỗ trợ nông dân về kỹ thuật để sản xuất sản phẩm thanh long ruột đỏ an toàn; phát triển tổ hợp tác trồng thanh long ruột đỏ ấp Đại Đức lên hợp tác xã; xây dựng thêm tổ hợp tác thanh long ruột đỏ tại ấp Bà Mi, xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè và xúc tiến xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho trái thanh long ruột đỏ tỉnh Trà Vinh.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Khánh Sơn đang bước vào mùa sầu riêng. Năm nay, tuy giá có cao hơn năm ngoái nhưng nông dân không vui bởi sầu riêng mất mùa. Ông Nguyễn Văn Dư - chủ vườn sầu riêng tại xã Sơn Bình cho biết, sầu riêng bán tại chỗ giá 24.000 - 25.000 đồng/kg, cắt quả còn sống bán cho thương lái giá 18.000 - 18.500 đồng/kg.

Là địa phương ven biển có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản, thời gian qua, xã Thanh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã triển khai mô hình “Nuôi ốc hương thương phẩm” cho bà con, đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống.

So với những năm trước, năm nay tôm nuôi phần lớn được mùa nhưng lại rớt giá; trong khi đó giống, thức ăn, mọi chi phí đầu vào đều cao.

Xã Tam Quan là địa phương chăn nuôi số lượng gia cầm lớn nhất huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) (khoảng 1 triệu con). Tuy nhiên, năm 2004 và năm 2011 2011 do dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát, gây thiệt hại lớn về kinh tế và đời sống của nhân dân trên địa bàn.

Huyện Bát Xát (Lào Cai) được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển cây dược liệu quý. Đó là điều kiện khí hậu nhiệt đới và bán ôn đới với độ ẩm cao, diện tích rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh chiếm 80% tổng diện tích rừng toàn huyện với thảm thực vật đa dạng, phong phú…