Xuất Khẩu Sang Mỹ Vững Luật Thì Không Thiệt

Giám đốc Công ty luật Baker&McKenzie Fred Burke cho rằng trong hợp đồng cung cấp hàng hóa cho đối tác tại thị trường Mỹ, DN nên có sự tham vấn của luật sư về các điều khoản.
Đây là một trong những khuyến nghị cụ thể cho lãnh đạo nhiều DN xuất khẩu của Việt Nam dự hội thảo “Nhận diện rủi ro xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa kỳ, EU và phương thức bảo vệ cho nhà lãnh đạo, doanh nghiệp”, ngày 21/8, tại TPHCM.
Đến hết tháng 7/2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 15,86 tỷ USD nhưng gần đây nhiều DN đang phải đối mặt với các vụ kiện thương mại tại thị trường này.
Hàng hóa của Việt Nam bị thu hồi, bị kiện tại thị trường Mỹ phần lớn là không đáp ứng đúng tiêu chí về dư lượng hóa chất, thiết kế sản phẩm không đảm bảo an toàn cho người sử dụng…
Để tránh rủi ro, DN cần nắm vững luật pháp Mỹ về các quy định cho hàng hóa nhập khẩu. Những thông tin cung cấp trên bao bì sản phẩm phải chuẩn xác, rõ ràng và nhất thiết phải có ghi chú cảnh báo khi sử dụng.
Ông Bình Nguyễn, Giám đốc khu vực Đông Dương của Fedex, khuyên các DN phải tìm hiểu các thông tin quy định về hàng hóa trên website của Hải quan Hoa Kỳ trước khi xuất hàng nông lâm thủy sản, thực phẩm, dược phẩm. Bởi nếu để tình trạng hàng bị trả lại DN sẽ phải trả nhiều chi phí cho việc kiểm định, lưu kho, vận chuyển…
Còn ông Fred Burke thì cho rằng trong hợp đồng cung cấp hàng hóa cho đối tác tại thị trường Mỹ, DN nên có sự tham vấn của luật sư về các điều khoản. Khi bị vướng vào vụ kiện, DN phải thể hiện trách nhiệm, hợp tác với cơ quan chức năng, đồng thời nhanh chóng liên hệ luật sư bàn thảo cách thức giải quyết.
Có thể bạn quan tâm

Mua loại thuốc phù hợp để phòng trừ đúng đối tượng dịch hại, thuốc có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được phép sử dụng và hạn chế sử dụng tại Việt Nam và do các đại lý được cấp phép bán.

Một chủ trang trại nuôi cá tầm "tố" có DN nhập lậu cá tầm Trung Quốc về nuôi thả một thời gian ngắn để “rửa” thành cá tầm Việt Nam. Song Bộ NN-PTNT sau khi kiểm tra đã cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy điều này.

Những năm gần đây, nhờ lợi thế về vị trí địa lý, vị trí địa lý, giao thông, nguồn nguyên nguyên liệu và đầu ra sản phẩm, ngành chế biến thức ăn chăn nuôi (CBTACN) tỉnh Bình Định có bước phát triển khá mạnh.

Trung bình lượng vải thiều tiêu thụ tại các thị trường trong nước và xuất khẩu đạt khoảng 3.900 tấn/ngày, lúc cao điểm có thể đạt khoảng 5.000 tấn/ngày.

Theo số liệu vừa thống kê, hàng hóa xuất khẩu của Bình Thuận trong nửa đầu năm 2013 ước đạt 115,5 triệu USD, tăng gần 14% so cùng kỳ năm ngoái và bằng 46,2% kế hoạch năm nay. Trong đó nhóm hàng nông sản đã đem về kim ngạch xuất khẩu cho địa phương khoảng 23,2 triệu USD, tăng 44,7% so cùng kỳ.