Xuất khẩu sang Australia giảm do ảnh hưởng giá dầu thô

Mặt hàng rau quả nhập khẩu từ Australia giảm 61,6%.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2015, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Australia đạt 2,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Australia đạt 1,77 tỷ USD, giảm 24,8%, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Australia đạt 1,14 tỷ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ.
Như vậy, Việt Nam xuất siêu khoảng 630 triệu USD sang Australia.
Thương vụ Việt Nam tại Australia cho rằng, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia giảm chủ yếu là do giá dầu thô trên toàn thế giới giảm mạnh trong thời gian qua. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu dầu thô giảm tới 65,8%.
Trong mấy năm gần đây, xuất khẩu dầu thô chiếm khoảng 1/2 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia, do vậy với kim ngạch dầu thô giảm mạnh sẽ kéo tổng kim ngạch xuất khẩu giảm.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng phi dầu thô sang Australia vẫn tăng 25% so với cùng kỳ năm 2014. Theo đó, mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, tăng 150% đạt 122,013 triệu USD, trong khi đó mặt hàng máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 89,7%.
Ở chiều ngược lại, mặt hàng nhập khẩu có tốc độ tăng mạnh nhất là chất dẻo nguyên liệu, tăng 154,3%, tiếp đến là sắt thép các loại tăng 88,6%.
Đáng chú ý, mặt hàng rau quả nhập khẩu từ Australia giảm mạnh tới 61,6%. Nguyên nhân là do từ ngày 1-1-2015, Việt Nam đã không cấp phép nhập khẩu cho hoa quả và rau Australia với lý do lo ngại ruồi giấm. Tuy nhiên, từ ngày 1-8, Bộ NN&PTNTcho phép mở cửa nhập khẩu trở lại sản phẩm cam, quýt và nho từ thị trường Australia.
Theo ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật ( Bộ NN&PTNT), mới đây, Việt Nam đã tổ chức đoàn kiểm tra thực tế tại Australia và nhận thấy, ba loại quả cam, quýt, nho đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật của Việt Nam. Phía Australia đã cung cấp đầy đủ quy trình quản lý, bảo vệ thực vật đối với các loại trái cây nói trên cho phía Việt Nam, trên cơ sở đó Việt Nam xem xét cho nhập khẩu trở lại.
Năm 2014 xuất khẩu rau quả từ Australia sang Việt Nam đạt khoảng 40 triệu USD, trong đó nho chiếm đến 32 triệu USD. Lượng trái cây Việt Nam nhập khẩu từ Australia chiếm khoảng 10-15% tổng lượng trái cây nhập khẩu của Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 02/8/2013, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Hậu Giang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội thi "Nông dân nuôi cá tra giỏi vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2013".

Là thạc sĩ thể dục thể thao nhưng Thuyết lại có đam mê trái ngành. Không chỉ làm giàu từ rắn mối, anh còn nuôi thêm lươn, dế, bồ câu, nhím, heo rừng và cả sâu bọ.

Ông Phan Văn Phúc, thương lái chuyên thu mua tôm ở thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay tôm sú nguyên liệu loại 30 con/kg được các thương lái đến tận ao thu mua với giá 220.000 đồng/kg, tăng 40.000 đồng/kg so với tuần trước; tôm sú loại 40 con/kg có giá 180.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg; đối với tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg được các thương lái thu mua tăng 5.000 - 8.000 đồng/kg so với tuần trước, có giá 95.000 - 98.000 đồng/kg.

Điều kiện đất đai, thị trường, trình độ SX... dĩ nhiên mỗi nơi mỗi khác. Tuy nhiên, câu chuyện về sự thay đổi táo bạo từ cây lúa sang SX rau màu, tạo nên diện mạo sáng lạng, năng động cho SX nông nghiệp lẫn đời sống nông dân ở huyện Gia Lộc (tỉnh Hải Dương) đáng để suy ngẫm trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nay.

Khoảng 5 năm trở lại, nhiều diện tích nuôi tôm ở vùng hạ triều thường xuyên xảy ra dịch bệnh và chết do ô nhiễm môi trường, khiến hàng ngàn hộ lao đao. Bà con ngư dân mạnh dạn chuyển những vùng nuôi tôm bị ô nhiễm sang nuôi xen ghép tôm và các loại cá, cua. Hình thức nuôi này hạn chế dịch bệnh và mang lại hiệu quả khả quan.