Xuất Khẩu Sắn Giảm Cả Lượng Lẫn Giá Trị

Riêng tháng 8/2014, Việt Nam đã XK hơn 215.000 tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 77 triệu USD, giảm 11,4% về lượng và 5,6% trị giá so với tháng 7/2014...
Theo Hiệp hội Sắn Việt Nam, cả nước hiện có 560.000ha trồng sắn các loại, tổng sản lượng đạt gần 9,4 triệu tấn sắn tươi, với hơn 100 nhà máy chế biến tinh bột sắn đạt tiêu chuẩn, đứng thứ hai thế giới về XK sắn và sản phẩm từ sắn, chỉ sau Thái Lan. Tuy nhiên, thị trường XK sắn đang có nhiều biến động giảm.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, riêng tháng 8/2014, Việt Nam đã XK hơn 215.000 tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 77 triệu USD, giảm 11,4% về lượng và 5,6% trị giá so với tháng 7/2014.
Trong số này có gần 76.000 tấn sắn nguyên liệu (tương đương 19,2 triệu USD, giảm hơn 34% về lượng và 31,3% trị giá so với tháng 7/2014). Tính cả 8 tháng 2014, Việt Nam đã XK 2,2 triệu tấn (sắn và sản phẩm chế biến từ sắn), trị giá 737,5 triệu USD, giảm 1,08% về lượng và 2,54% trị giá so với cùng kỳ năm 2013.
Sắn nguyên liệu và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam được xuất qua các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines… Trong đó 85,7% xuất sang thị trường Trung Quốc với 1,9 triệu tấn, trị giá 623,8 triệu USD, giảm 1,24% về lượng và giảm 3,42% về trị giá so với cùng kỳ.
Theo GS.TS Bùi Chí Bửu, việc rút ngắn khoảng cách chênh lệch năng suất sắn bằng cải tiến giống và chuyển giao thiết bị kỹ thuật có ý nghĩa rất lớn trong thực hiện quy hoạch không mở thêm diện tích nhưng vẫn đạt sản lượng tinh bột cao.
Thị trường có lượng XK lớn thứ hai sau Trung Quốc là Hàn Quốc với 122.000 tấn, trị giá 33,5 triệu USD, giảm 32,3% về lượng và giảm 31,33% về giá trị. Kế đến là thị trường Philippines với 49.700 tấn, trị giá 21,4 triệu USD, giảm 1,09% về lượng nhưng lại tăng 21,88% về trị giá so với 8 tháng 2013. Đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng là thị trường Nhật Bản, XK sắn của Việt Nam sang thị trường này lại có tốc độ tăng trưởng vượt trội cả về lượng và trị giá.
Theo nhận định của Hiệp hội Sắn Việt Nam, thời gian tới, XK sắn sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. Bởi hiện nay Trung Quốc đã và đang mở rộng thị trường NK theo cách mua lại hoặc đầu tư mới các nhà máy tinh bột sắn ở Campuchia, châu Phi…
Theo GS.TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuạt Nông nghiệp miền Nam, Việt Nam đã có bước tiến dài trong việc tăng năng suất cây sắn, nhờ lai tạo được các giống mới như KM94, KM 98-1, SM 937-26… từ nguồn gen của Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới (CIAT).
Tuy nhiên cây sắn ở Việt Nam vẫn chưa bền vững vì chênh lệch năng suất giữa các vùng trồng khá lớn. Cụ thể, năng suất sắn tại Tây Ninh đạt 30 tấn/ha với diện tích không tưới và 50 tấn/ha với diện tích có tưới bổ sung thì nhiều nơi khác chỉ đạt 15-17 tấn/ha. Bên cạnh đó, các vùng thâm canh sắn của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều loại bệnh dịch nguy hiểm trên cây sắn như bệnh chổi rồng, rệp sáp hồng, cháy lá vi khuẩn, bọ cánh trắng, nhện đỏ…
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Trần Bảo Toàn, GĐ DNTN Thanh Lịch (Đồng Tháp), giá gạo thành phẩm ở ĐBSCL đang ở mức khá cao. Ngày 8/7, gạo 5% tấm thành phẩm tại kho ở mức 8.200-8.300 đ/kg. Giá gạo 5% tấm khi cặp mạn tàu khoảng 8.400-8.500 đ/kg. Gạo thành phẩm 15% tấm ở mức 7.800 đ/kg …

Trong những ngành hàng nông sản XK chủ lực, hồ tiêu có lẽ là mặt hàng có mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong nửa đầu năm nay. Tính đến giữa tháng 5, các DN đã XK được 83.471 tấn hạt tiêu, đạt giá trị trên 579 triệu USD.

Giữa trưa, trong cái nắng chói chang của mùa hè, trên đồng muối thôn Diêm Vân, xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước) nhưng hàng chục diêm dân mải miết lao động. Người cào, người gánh, người vận chuyển muối lên xe đưa đi tiêu thụ, tất cả đều rất hối hả.

Không đầu tư thêm nhà máy chế biến cá tra phi lê ở ĐBSCL - Đó là ý kiến của ông Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tại buổi lấy ý kiến dự thảo “Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020” tổ chức tại Cần Thơ vào ngày 10/7.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có 5 loại hình cà phê bền vững gồm: 4C, UTZ Certified, RFA và Fairtrade. Tuy nhiên với cà phê canh tác theo tiêu chuẩn 4C (canh tác dựa trên những tiêu chuẩn về kinh tế, môi trường, xã hội) được xem là loại hình phổ biến nhất do yêu cầu kỹ thuật ở mức cơ bản dễ tiếp cận đối với người dân.