Xuất khẩu sắn đạt hơn 1 tỷ USD

Đáng chú ý, XK mặt hàng này tăng vọt trong tháng 9 và tháng 10/2015.
Nguyên nhân, theo Hiệp hội Sắn Việt Nam, từ ngày 4/9 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 141/2015/TT- BTC và chỉ đạo dừng thực hiện Thông tư số 63/2015/TT- BTC ngày 6/5/2015 về việc sửa đổi mức thuế XK sắn.
Cụ thể: Mức thuế XK hàng sắn lát từ 5% được đưa về mức cũ 0%, áp dụng từ ngày 5/9/2015, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) XK sắn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - cho biết, trong 3 quý của năm 2015, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính, chiếm tới 89,17% thị phần, tăng 37,1% về khối lượng và 33,03% về giá trị so với cùng kỳ 2014.
Thị phần các thị trường chính khác đều nhỏ hơn 2%.
Ngoài ra, thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc).
Ông Nghiêm Minh Tiến - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Sắn Việt Nam - chia sẻ: Mặc dù dự kiến cả năm nay XK sắn đạt khoảng 1,5 tỷ USD, nhưng trên thực tế, 80% sản lượng sắn vẫn được XK sang Trung Quốc.
Việc phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc là điểm yếu nổi cộm của ngành sắn Việt Nam, bởi thị trường này bấp bênh, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Sự biến động nhẹ của thị trường Trung Quốc đủ khiến DN ngành sắn lao đao.
Để tập trung cho chiến lược XK dài hạn, mở rộng thị trường XK tại thị trường tiềm năng, tránh lệ thuộc vào một thị trường như Trung Quốc, ông Nghiêm Minh Tiến thông tin: Thời gian qua, Hiệp hội Sắn Việt Nam đã phối hợp với Bộ Khoa học - Công nghệ xây dựng tiêu chuẩn chất lượng bột sắn Việt Nam và công bố rộng rãi.
Tiêu chuẩn này xây dựng trên cơ sở có những tiêu chí tương đồng với tiêu chuẩn của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO).
Vì vậy, chỉ cần sản phẩm của DN đạt chất lượng theo đúng tiêu chuẩn đề ra thì có thể XK cả vào những thị trường khắt khe, khó tính.
Ông Nguyễn Văn Lạng- Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam - cho rằng, nếu được đầu tư đúng hướng về công tác chọn tạo giống và kỹ thuật canh tác bền vững, sản phẩm sắn Việt Nam sẽ cạnh tranh được với các nước hàng đầu về XK sắn.
Theo Hiệp hội Sắn Việt Nam, dự kiến cả năm 2015, XK sắn đạt khoảng 1,5 tỷ USD bao gồm cả sắn lát và sắn bột.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi đó, nhiều loại cây trồng, như: cao su, điều, mía... đang lâm vào cảnh khó khăn về thị trường và giá cả. Nhiều địa phương trong đó có Đồng Nai, đang diễn ra tình trạng, nông dân ồ ạt chặt bỏ những cây trồng kém hiệu quả chuyển sang cây tiêu.

Nuôi trồng thủy sản được coi là một trong những thế mạnh của người dân xã Bằng Lãng (Chợ Đồn - Bắc Kạn) trong những năm gần đây. Nhờ con cá mà nhiều hộ dân có nguồn thức ăn để cải thiện bữa ăn hàng ngày, có thêm thu nhập để vươn lên ổn định cuộc sống và làm giàu.

Nhà máy đặt tại thôn Hữu Lộc, xã Mỹ Hiệp (huyện Phù Mỹ). BDSTAR lắp đặt dây chuyền sấy bã sắn nhằm góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, bã sắn khô sau khi sấy dùng làm nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc trên địa bàn tỉnh.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Phụng Hiệp, năm nay nước lũ thấp và rút nhanh nên bà con tranh thủ xuống giống sớm hơn. Các loại giống mía được nông dân lựa chọn như K88-92, K84-95, KK3, KK6, ROC 16, ROC 22…

Tốt nghiệp Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, năm 2008 anh Nguyễn Xuân Duy, xã Đức Thắng (huyện Tiên Lữ, Hưng Yên) về công tác ở Sở Thông tin – Truyền thông. Sau một thời gian làm ở cơ quan Nhà nước, “bỗng dưng” anh Duy xin nghỉ việc để về quê làm một anh nông dân “chân lấm, tay bùn”.