Xuất khẩu sắn có thể đạt 1,5 tỉ USD

Trái ngược với tình trạng xuất khẩu ảm đạm của nhiều mặt hàng nông sản khác, từ đầu năm tới nay, xuất khẩu sắn liên tục tăng trưởng mạnh cả sản lượng và giá trị so với các tháng cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ NN&PTNT, 7 tháng đầu năm, tổng khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn ước đạt 2,89 triệu tấn với giá trị 886 triệu USD, tăng 35,4% về khối lượng và tăng gần 31% về giá trị so cùng kỳ năm 2014. Trong nửa đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính, chiếm tới trên 89% thị phần, tăng 53,47% về khối lượng và tăng 46,15% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Thị phần của các thị trường chính khác đều nhỏ hơn 2%. Các thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là Nhật Bản hơn 10 lần và Đài Loan (Trung Quốc) 64%.
Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết, giá xuất khẩu sắn hiện nay trung bình khoảng 420 - 430 USD/tấn và nhu cầu tương đối ổn định. Dự kiến cả năm nay, xuất khẩu sắn sẽ đạt khoảng 1,5 tỉ USD bao gồm cả sắn lát và sắn bột.
Hiện nay, ngoài Trung Quốc, sắn Việt Nam đã bắt đầu có mặt tại nhiều thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông, Malaysia… Trong thời gian tới, thị trường hướng tới của sản phẩm sắn là Mỹ và EU. Nhận định tiềm năng xuất khẩu sắn còn khá rộng mở, theo Hiệp hội Sắn Việt Nam, ngành sắn đang phấn đấu hướng tới mục tiêu nâng giá trị xuất khẩu đạt mức 2 tỉ USD vào năm 2020.
Có thể bạn quan tâm

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp (DN) tại hội nghị ký kết và triển khai chương trình hợp tác giữa Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) và Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB) vào ngày 12-11, tại TP.HCM. Chương trình nhằm thúc đẩy, xây dựng liên kết giữa các thành phần trong chuỗi sản xuất, cung ứng và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Theo thông báo, Công ty mía đường Trà Vinh sẽ mua mía nguyên liệu trồng tại Trà Vinh với giá 875.000 đồng/tấn mía sạch, đạt 10 CCS (chữ đường), giảm 55.000 đồng/tấn so với vụ trước; nếu tăng 0,1 CCS sẽ tăng thêm 10.000 đồng/tấn và ngược lại nếu giảm 0,1 CCS sẽ giảm 7.000 đồng/tấn.

Như vậy, tổng lượng thủy sản cao cấp Cần Thơ đã xuất khẩu sang các thị trường nói trên từ đầu năm đến nay được 55.000 tấn, chiếm 35% tổng sản lượng đã xuất, nhiều gần gấp đôi so với năm ngoái, góp phần nâng tổng kim ngạch thủy sản đạt gần 500 triệu USD, chiếm 51% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Cần Thơ.

Với số lượng 400 gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp-Thương mại Tây Nguyên năm 2014 với chủ đề “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển bền vững” do Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức tại thị xã Gia Nghĩa đã hội tụ nhiều sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc trưng của các tỉnh, làng nghề.

Mô hình được hộ ông Phạm Văn Tuyến thực hiện trên diện tích 0,2 ha. Thực hiện mô hình này, ngày 4/6, ông Tuyến đã thả 6000 con cá giống, loại 60 con/kg. Đến nay, tỷ lệ cá nuôi sống đạt 85%, trọng lượng bình quân 0,5 kg/con. Qua tính toán với diện tích mặt nước 0,2 ha, sản lượng cá thu hoạch được là 2.550 kg.