Xuất Khẩu Rau Quả Tăng Kim Ngạch Ở Thị Trường Lớn

Lọt vào nhóm các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu (XK) “tỷ đô” mỗi năm, tuy nhiên, XK rau quả của Việt Nam vẫn chưa xứng với tiềm năng. Đặc biệt, ở những thị trường lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, thị phần rau quả Việt còn rất hạn chế.
Từ đầu năm đến nay, kim ngạch XK rau, quả trong nước vẫn giữ đà tăng trưởng khá, đạt mức tăng trung bình trên 10%/tháng. 7 tháng đầu năm, kim ngạch XK rau quả vẫn tăng 37,06% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 850,63 triệu USD.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), 5 thị trường nhập khẩu rau quả nhiều nhất trong những tháng qua là Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan và Malaysia. Vinafruit kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu có thể đạt khoảng 1,2 tỷ USD trong năm nay.
Thông tin hai loại trái cây là nhãn và vải tươi của Việt Nam sẽ được XK sang Mỹ từ đầu tháng 10 tới là tin vui cho XK rau quả trong nước.
Các chuyên gia kinh tế dự báo, nếu đáp ứng được những yêu cầu nhập khẩu của Mỹ, nhãn và vải tươi của Việt Nam sẽ góp phần không nhỏ cho kim ngạch XK rau quả của Việt Nam trong năm tới. Vinafruit cho hay, Việt Nam và Mỹ cũng đang thảo luận các thủ tục và điều kiện để đưa vú sữa và xoài vào thị trường này.
Nhật Bản được đánh giá là thị trường nhập khẩu rau quả giàu tiềm năng của Việt Nam bởi năng lực sản xuất mặt hàng này của Nhật Bản chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu trong nước.
Theo định hướng đến năm 2015, kim ngạch XK rau quả của Việt Nam vào Nhật Bản sẽ đạt 77 triệu USD và đến năm 2020 đạt 135 triệu USD.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này không đơn giản, theo ông Yasuzumi Hirotaka - Giám đốc điều hành Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản, để tăng XK sang thị trường này, bên cạnh việc bảo đảm rau quả được trồng, chăm bón, thu hoạch và bảo quan theo tiêu chuẩn, các DN nên chú ý tới quy cách đóng thùng, chọn màu trái cây, rau củ.
Đặc biệt, cần chú ý đa dạng hóa và phát triển các loại rau, củ quả mới sang Nhật, nhất là các loại rau quả nhiệt đới, các loại rau gia vị.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều vụ nuôi tôm sú thất bại, Võ Văn Sóng ngụ ở ấp Cồn Cù, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã quyết định đưa con sò huyết vào nuôi ngay trên diện tích ao nuôi tôm sú và đã thu được kết quả cao. Anh là người đầu tiên ở địa phương nuôi thử nghiệm thành công mô hình này.

Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Nam Định tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, chuyên đề: “Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác nông nghiệp ở miền Bắc”.

Hiện nay, bà con nông dân xuống giống vụ lúa hè thu được gần 30.000 ha. Tuy nhiên, mùa vụ sản xuất năm nay nông dân không chỉ gặp bất lợi về thời tiết mà còn chịu áp lực của giá lúa thương phẩm rẻ, chưa bán được để đầu tư cho sản xuất mà giá xăng dầu, vật tư nông nghiệp tăng cao.

Cách đây vài năm, xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy - Quảng Bình) được biết đến là một làng chài nghèo, quanh năm tất tả với cái ăn, cái mặc. Bây giờ thì khác, ông Nguyễn Thanh Thoảng - Chủ tịch UBND xã cho hay: “Riêng vụ cá lóc năm nay, cả xã có tổng sản lượng gần 500 tấn, nếu lấy giá bán trung bình là 50 ngàn đồng/kg thì có con số thu đến 25 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 15 tỷ, chia ra, bình quân mỗi hộ có trên 20 triệu đồng”.

Ấn Độ buộc phải đóng một mức thuế nhất định khi xuất khẩu tôm sang Mỹ, cũng giống như một số nước châu Á khác. Tuy nhiên, trong khi hội chứng tôm chết sớm (EMS) làm giảm sản lượng sản xuất ở các nước khác, điều này cũng đồng nghĩa với việc Ấn Độ vẫn còn chỗ đứng trong cuộc chơi, theo các nguồn tin cho biết