Xuất Khẩu Rau Quả Gặp Thuận Lợi

Hiệp hội Rau quả Việt Nam hy vọng mặt hàng rau quả có thể đem về khoảng 1,2 tỉ USD trong năm nay.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), xuất khẩu rau quả trong 2 tháng đầu năm 2014 đã đạt 136 triệu USD, tăng hơn 22% so với cùng kỳ 2013.
Ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng Thư ký Vinafruit cho biết, 5 thị trường nhập khẩu rau, quả nhiều nhất trong 2 tháng qua là Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan và Malaysia.
Cuối năm 2013, Việt Nam và Đài Loan cũng đã hoàn tất những tục cuối cùng để Việt Nam có thể xuất khẩu thanh long vào thị trường này với số lượng lớn. Dự kiến trong quí I/2014 Việt Nam sẽ bắt đầu xuất khẩu trái cây sang New Zealand, và đưa xoài sang Hàn Quốc.
Các loại nhãn và vải cũng chuẩn bị bán vào thị trường Mỹ. Việt Nam và Mỹ đang thảo luận những thủ tục về điều kiện để mặt hàng xoài và vú sữa đi vào thị trường này. Bốn loại trái cây này đáng ra phải được xuất khẩu từ cuối năm 2011, nhưng do những khó khăn về quy định nên đến cuối năm 2013 mới hoàn thiện thủ tục xuất nhập khẩu.
Vinafruit cũng cho biết, năm 2013 đã bán vào Mỹ được 1.300 tấn thanh long, 300 tấn chôm chôm, Nhật Bản hơn 1.000 tấn thanh long, Hàn Quốc cũng đã nhập 300 tấn thanh long của Việt Nam.
Tại các thị trường châu Âu, theo Vinafruit, ngoại trừ mặt hàng thanh long có số lượng xuất khẩu lớn, còn các mặt hàng khác như bưởi, xoài, chôm chôm với khối lượng khá khiêm tốn. Các mặt hàng rau cũng đã được xuất khẩu trở lại bình thường vào thị trường châu Âu tuy nhiên với khối lượng không nhiều.
Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt mức 1,04 tỉ USD, tăng gần 200 triệu USD so với kế hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Lần đầu tiên Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên phối hợp với Công ty Syngenta tổ chức trồng lúa theo mô hình GroMore (giải pháp tích hợp cây lúa giúp cải thiện năng suất và thu nhập cho người nông dân). Mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh Movimar được xem là thiết bị liên lạc hiện đại nhất hỗ trợ tàu cá hành nghề trên biển. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào sử dụng, ngư dân không mấy mặn mà vì cho rằng nó không phát huy tác dụng như mong đợi.

Sau nhiều vụ thả nuôi sò trên đầm Thủy Triều, nhiều ngư dân ở tổ dân phố Hoà Dò 4, phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) thắng lớn. Dẫn chúng tôi tham quan mô hình nuôi sò, ngư dân Lê Văn Hoàng cho biết: “Mặc dù bà con nơi đây không được chuyển giao kỹ thuật nuôi thả sò, nhưng cứ mày mò, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nên vụ nào cũng lãi”.

Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường nước vùng đầm phá. Ở Chi hội nghề cá Cồn Hạc Châu (thị trấn Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) bà con ngư dân nuôi tôm, cá sử dụng thức ăn tự nhiên góp phần làm sạch môi trường nước.

Đại diện cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người nuôi cá tra đều đồng tinh rằng việc nuôi theo hợp đồng với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra là cách bảo đảm cho người nuôi có lãi, hạn chế rủi ro khi nguồn nguyên liệu dư thừa hay thiếu hụt đẩy người nuôi cá nhỏ lẻ vào cảnh khó khăn.