Xuất Khẩu Rau Quả Có Thể Đạt 1,4 Tỷ USD Năm 2014

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung bình mỗi tháng xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt khoảng 120 triệu USD và với tốc độ tăng trưởng mạnh cao như hiện nay, xuất khẩu rau quả có thể mang về cho Việt Nam khoảng 1,4 tỷ USD. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay.
Ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit) cho biết, chỉ qua 10 tháng ngành rau quả đã đạt kế hoạch mà Bộ Công Thương đặt ra cho cả năm nay với trị giá xuất khẩu đạt hơn 1,2 tỷ USD. Năm 2013, xuất khẩu rau quả đạt mốc trên 1 tỷ USD trong khi năm 2012 đạt 827 triệu USD.
Tính đến hết quý III năm 2014, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, vẫn là ba thị trường lớn nhập khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất, với 321,48 triệu USD, tăng 43,84% so với 9 tháng năm 2013, chiếm 27,71% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam, gồm các mặt hàng chủ yếu như xoài, vải, nhãn, chuối, thanh long, dừa và dứa.
Đứng thứ hai là Nhật Bản, chiếm 4,84% thị phần, với 56,26 triệu USD, tăng 21,36%. Hàn Quốc là nước đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này, với 43,69 triệu USD, tăng 101,26%, chiếm 3,77% kim ngạch xuất khẩu.
Đáng lưu ý, về tăng trưởng kim ngạch, so với 9 tháng đầu năm, có 2 thị trường có sự tăng trưởng đột biến, cụ thể là Hồng Kông (tăng 170,40%; đạt 11,04 triệu USD), Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (tăng 129,71% với 9,12 triệu USD). Việc hầu hết các thị trường đều có sự tăng trưởng dương, cho thấy mặt hàng rau quả Việt Nam có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước trên thế giới.
Theo Vinafruit, ngoài việc có thêm nhiều loại hàng trái cây tươi được Mỹ, Úc, Hàn Quốc chấp nhận vì đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, một yếu tố quan trọng góp phần tăng giá trị xuất khẩu mặt hàng này là nhờ các doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng đầu tư vào chế biến sâu ở dạng sản phẩm đóng hộp đông lạnh.
Nguồn bài viết: http://baocongthuong.com.vn/xuat-nhap-khau/72122/xuat-khau-rau-qua-co-the-dat-1-4-ty-usd-nam-2014.htm#.VGMKEY0cTDc
Có thể bạn quan tâm

Sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), Quảng Trị đã có những bứt phá về kinh tế đáng tự hào, trong đó đáng chú ý là thu nhập của người dân tăng rõ rệt.

Với gần 70% dân số sống ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo với tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp chiếm đến 47%, nên trong giai đoạn 2015-2020.

Ngày 30.9, gia đình ngư dân Ngô Văn Đấu (51 tuổi, ở tổ 44, khu vực 9, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn) xác nhận:

Những ngày gần đây, mưa dầm xuất hiện trên diện rộng, triều cường dâng cao làm cho nhiều diện tích lúa Thu đông trong giai đoạn thu hoạch trên địa bàn tỉnh bị ngập, đổ ngã làm chi phí thuê công cắt tăng, lúa thu hoạch xong không có nơi tiêu thụ, giá bán liên tục sụt giảm

Đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Đồng (ảnh), Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang, xoay quanh việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án 1.000.