Xuất Khẩu Nông Sản Sang Trung Quốc Cần Chủ Động, Tránh Lợi Trước Mắt

Về lâu dài các doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi cách thức buôn bán nông sản với Trung Quốc để tránh bị động, chạy theo cái lợi trước mắt mà hại về lâu dài...
Bộ Công Thương cho biết, xuất khẩu (XK) nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc (TQ) thời điểm hiện nay vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, về lâu dài các doanh nghiệp (DN) Việt Nam cần thay đổi cách thức buôn bán nông sản với TQ để tránh bị động, chạy theo cái lợi trước mắt mà hại về lâu dài...
Ông Trần Thanh Hải- Cục phó Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam luôn coi trọng thị trường TQ trong XK nông sản. Thời gian qua, chỉ có hiện tượng ách tắc dưa hấu ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn).
Trong bối cảnh phức tạp trên biển Đông hiện nay, nếu DN Việt Nam không chủ động điều tiết thì XK nông sản sang TQ sẽ khó hiệu quả, lúc này lúc khác vẫn có thể bị ách tắc.
Hiện tại các cửa khẩu, giao thương giữa Việt Nam và TQ vẫn diễn ra với các mặt hàng thủy sản, rau quả, hạt điều, cà phê, sắn và các sản phẩm từ sắn, cao su, chè... Sự sôi động hay trầm lắng tùy thuộc vào nhu cầu tiêu thụ của TQ với từng mặt hàng cụ thể, ví dụ giảm mạnh đối với cao su, sắn; gạo có kém sôi động hơn song vẫn giao dịch; rau quả, thủy sản vẫn giao dịch sôi động...
Ông Đặng Hoàng Giang-Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cũng thông báo, hoạt động XK hạt điều sang thị trường TQ vẫn diễn ra bình thường. "Chúng tôi đang theo dõi mọi động thái liên quan tới thị trường TQ để khuyến cáo các DN trong hoạt động XK"- ông Giang cho hay. TQ hiện là thị trường XK lớn thứ 3 của ngành điều.
Mặt hàng XK nhộn nhịp nhất của Việt Nam sang TQ là thanh long cũng vẫn chạy hàng. Ông Bùi Đăng Hưng- Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cho biết, Hiệp hội chưa nhận được phản hồi nào của các DN về chuyện thanh long bị ách tắc tại các của khẩu phía Bắc. Các DN vẫn xuất thanh long đi TQ.
Ông Vy Công Tường - Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, TQ hiện chiếm tỷ trọng 31-32% trong tổng kim ngạch XK hàng hóa của Việt Nam sang TQ và chiếm tỷ trọng 20,9% trong tổng kim ngạch XK nhóm hàng này của cả nước.
Ông Trần Văn Nghĩa - Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Tân Thanh (Lạng Sơn) nêu thực tế, lâu nay, nước ta XK nông sản sang TQ chủ yếu qua đường tiểu ngạch, không có hợp đồng. Hàng của bà con, DN mang lên biên giới mới thỏa thuận, chấp nhận giá nào thì bán giá nấy, nên rủi ro là điều khó tránh khỏi. Hiện tại, tình hình căng thẳng ở Biển Đông chưa ảnh hưởng tới các hoạt động XK.
Tuy nhiên, DN Việt Nam vẫn cần cẩn trọng để tránh bị ép giá. Thời gian tới XK nông sản sang TQ phải có sự chuẩn bị đón đầu. Cơ quan quản lý phải có thông báo để nông dân nắm được thông tin diễn biến của thị trường này, để nông dân sản xuất tốt hơn và đẩy mạnh nghiên cứu thị trường nông sản xuất sang TQ.
Còn chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng thì khuyến nghị, trong khi mối quan hệ giao thương biên giới giữa Việt Nam và TQ chưa bền vững, trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông, chắc chắn XK nông sản sang TQ sẽ có rủi ro. Để hạn chế thiệt hại, DN nên chuyển sang hình thức mua bán kiểu "tiền trao, cháo múc"; hay lấy hàng đổi hàng sẽ đỡ rủi ro hơn.
Thời gian gần đây, phía TQ thường đóng cửa khẩu một thời gian mà không có thông báo trước. Điều này đồng nghĩa với việc nông sản bị kẹt ở các cửa khẩu, DN phải bán với giá rẻ mạt
Các chuyên gia cũng cho rằng, chúng ta cần phải có hệ thống "bao biên", như phía TQ làm. Đó là người thu mua nông sản là những người nhận lệnh từ xa để giao dịch ở khu vực biên giới. Khi giao dịch cần có đầu mối giữa hai nước và phải ràng buộc chặt chẽ.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến tăng nhanh là do mô hình này có chi phí đầu tư thấp, ít rủi ro, cho thu nhập ổn định. Hiện nay, người dân từng bước chuyển đổi diện tích nuôi tôm quảng canh truyền thống sang quảng canh cải tiến, nhằm tăng thu nhập.

Là vùng đất có tiềm năng lớn trong nuôi trồng thuỷ sản, cùng với việc đầu tư phát triển nuôi tôm, nuôi cá lồng bè, những năm gần đây, Quảng Ninh phát triển mạnh nghề nuôi nhuyễn thể như: Tu hài, ốc đá, ốc màu, ốc nhảy, ốc hương, hàu biển... góp phần xoá đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống của nhân dân.

Theo báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014 ngành thuỷ sản đóng góp khoảng 3,7% vào GDP chung của cả nước. Lĩnh vực này hiện đang giải quyết việc làm cho trên 4,5 triệu lao động. Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2014 ước khoảng 6,2 triệu tấn cho giá trị sản xuất vào khoảng 300 nghìn tỉ đồng.

Chính quyền địa phương và Hội Nông dân xã Cam Thịnh Đông cũng đã hỗ trợ cho nông dân vay vốn, mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng ốc hương, hướng dẫn người dân tìm đầu ra ổn định để tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tình trạng "được mùa mất giá". Mặc dù ốc hương là đối tượng nuôi có nhiều triển vọng, nhưng hiện nay chưa thể khuyến khích phát triển đại trà. Các ngành chức năng đang tiến hành quy hoạch vùng nuôi ốc hương và khuyến khích người dân nuôi tại vùng đã quy hoạch.

Tuy nhiên, để giúp người dân bám trụ với con cá rô đầu vuông, bên cạnh việc phối hợp với nhà khoa học nghiên cứu bảo tồn nguồn gien, Hậu Giang cần phải tìm hiểu thị trường, mở rộng đầu ra và cần có sự chung tay của các ngân hàng hỗ trợ người dân nguồn vốn tiếp tục duy trì, phát triển sản xuất, đưa loại thủy sản này tìm lại chỗ đứng vốn có trên thị trường.