Xuất khẩu nông sản, khoáng sản giảm cả về lượng và giá trị

Theo Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) 9 tháng qua ước đạt gần 120,7 tỉ USD (bằng 73,1% mục tiêu kế hoạch), tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2014 (tương đương với 10,6 tỷ USD).
Trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt hơn 82,2 tỷ USD, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đạt 35,5 tỷ USD.
Như vậy, KNXK bình quân trong 9 tháng đầu năm ước đạt 13,4 tỷ USD/tháng, 9 tháng có 24 mặt hàng có KNXK trên 1 tỷ USD.
Nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn giữ vai trò quan trọng góp phần vào tăng trưởng KNXK chung.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này chiếm tỷ trọng 78,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, nhóm hàng nông sản, thủy sản và nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản gặp nhiều khó khăn, lần lượt giảm 9,9% và 45,5% so với cùng kỳ.
Giá xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của nhóm nông thủy sản giảm so với cùng kỳ đã làm giảm 53 triệu USD KNXK của nhóm.
Biến động về lượng xuất khẩu của nhóm cũng làm giảm 842 triệu USD KNXK của nhóm. Tính chung sự biến động của cả giá và lượng của nhóm nông sản đã làm giảm 895 triệu USD KNXK.
KNXK của nhóm nhiên liệu và khoáng sản 9 tháng ước đạt 3,9 tỷ USD, giảm 45,5% so với cùng kỳ.
KNXK của nhóm nhiên liệu và khoáng sản 9 tháng ước đạt 3,9 tỷ USD, chiếm gần 3,2% trong tổng KNXK, giảm 45,5% so với cùng kỳ.
Trong số 4 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nhóm có dầu thô và xăng dầu có lượng xuất khẩu tăng nhẹ.
Các mặt hàng như than đá, quặng và khoáng sản khác lượng xuất khẩu đều giảm. Dầu thô và xăng dầu đều có giá xuất khẩu bình quân giảm cho ảnh hưởng giảm của giá dầu thế giới.
Trong 9 tháng qua, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường châu Á có mức tăng trưởng 8,1% chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khu vực thị trường, tập trung vào các nước như Indonesia, Lào, Myalmar, Singapore, Hàn Quốc, Hong Kong...
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào thị trường này vẫn là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như sợi dệt các loại, hàng dệt may, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại, sắt thép, thủy sản, cà phê, giày dép, hạt điều...
Về nhập khẩu, KNNK từ thị trường châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các thị trường nhập khẩu của cả nước chiếm 80%, tập trung từ các nước Đông Á và Trung Quốc.
Tổng kim ngạch nhập khẩu (KNNK) hàng hoá 9 tháng ước đạt 124,6 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 73,3 tỷ USD, tăng 20,7% chiếm tỷ trọng 58,8% tổng KNNK cả nước; kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt gần 51,3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 41,2% tổng KNNK cả nước, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2014 .
Nhóm hàng hoá cần nhập khẩu trong 9 tháng ước khoảng 110 tỷ USD, đặc biệt tăng mạnh là hạt điều, ngô và một số mặt hàng là nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất như sản phẩm từ chất dẻo, sản phẩm từ giấy, phôi thép, sản phẩm điện tử, linh kiện...
Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu có KNNK tăng chủ yếu ở mặt hàng linh kiện phụ tùng ôtô. Riêng nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu có KNNK giảm nhưng lại tăng mạnh ở mặt hàng ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi.1
Từ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 9 tháng qua cho thấy, nhập siêu 9 tháng năm 2015 ước khoảng 3,86 tỷ USD, bằng 3,2% kim ngạch xuất khẩu, riêng trong tháng 9 ước nhập siêu 100 triệu USD.
Trong đó, khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 11,9 tỷ USD, các doanh nghiệp trong nước nhập siêu 15,8 tỷ USD.
Theo mục tiêu kế hoạch KNXK năm 2015 của Bộ Công Thương là tăng 10% so với năm 2014 (đạt 165 tỷ USD). Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm, KNXK mới chỉ đạt gần 120,7 tỷ USD, bằng 73,2% kế hoạch năm (9 tháng năm 2014 đạt 75,4% kế hoạch năm), như vậy bình quân mỗi tháng cuối năm phải đạt hơn 14,7 tỷ USD.
Bộ Công Thương đề nghị các cơ quan, Bộ, ngành cần có các giải pháp quyết liệt nhằm hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu để đạt được mục tiêu kế hoạch về KNXK.
Theo Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) 9 tháng qua ước đạt gần 120,7 tỉ USD (bằng 73,1% mục tiêu kế hoạch), tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2014 (tương đương với 10,6 tỷ USD).
Trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt hơn 82,2 tỷ USD, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đạt 35,5 tỷ USD.
Như vậy, KNXK bình quân trong 9 tháng đầu năm ước đạt 13,4 tỷ USD/tháng, 9 tháng có 24 mặt hàng có KNXK trên 1 tỷ USD.
Nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn giữ vai trò quan trọng góp phần vào tăng trưởng KNXK chung. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này chiếm tỷ trọng 78,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong khi đó, nhóm hàng nông sản, thủy sản và nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản gặp nhiều khó khăn, lần lượt giảm 9,9% và 45,5% so với cùng kỳ.
Giá xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của nhóm nông thủy sản giảm so với cùng kỳ đã làm giảm 53 triệu USD KNXK của nhóm.
Biến động về lượng xuất khẩu của nhóm cũng làm giảm 842 triệu USD KNXK của nhóm. Tính chung sự biến động của cả giá và lượng của nhóm nông sản đã làm giảm 895 triệu USD KNXK.
KNXK của nhóm nhiên liệu và khoáng sản 9 tháng ước đạt 3,9 tỷ USD, giảm 45,5% so với cùng kỳ.
KNXK của nhóm nhiên liệu và khoáng sản 9 tháng ước đạt 3,9 tỷ USD, chiếm gần 3,2% trong tổng KNXK, giảm 45,5% so với cùng kỳ.
Trong số 4 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nhóm có dầu thô và xăng dầu có lượng xuất khẩu tăng nhẹ.
Các mặt hàng như than đá, quặng và khoáng sản khác lượng xuất khẩu đều giảm. Dầu thô và xăng dầu đều có giá xuất khẩu bình quân giảm cho ảnh hưởng giảm của giá dầu thế giới.
Trong 9 tháng qua, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường châu Á có mức tăng trưởng 8,1% chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khu vực thị trường, tập trung vào các nước như Indonesia, Lào, Myalmar, Singapore, Hàn Quốc, Hong Kong...
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào thị trường này vẫn là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như sợi dệt các loại, hàng dệt may, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại, sắt thép, thủy sản, cà phê, giày dép, hạt điều...
Về nhập khẩu, KNNK từ thị trường châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các thị trường nhập khẩu của cả nước chiếm 80%, tập trung từ các nước Đông Á và Trung Quốc.
Tổng kim ngạch nhập khẩu (KNNK) hàng hoá 9 tháng ước đạt 124,6 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 73,3 tỷ USD, tăng 20,7% chiếm tỷ trọng 58,8% tổng KNNK cả nước; kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt gần 51,3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 41,2% tổng KNNK cả nước, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2014 .
Nhóm hàng hoá cần nhập khẩu trong 9 tháng ước khoảng 110 tỷ USD, đặc biệt tăng mạnh là hạt điều, ngô và một số mặt hàng là nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất như sản phẩm từ chất dẻo, sản phẩm từ giấy, phôi thép, sản phẩm điện tử, linh kiện... Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu có KNNK tăng chủ yếu ở mặt hàng linh kiện phụ tùng ôtô.
Riêng nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu có KNNK giảm nhưng lại tăng mạnh ở mặt hàng ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi.
Từ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 9 tháng qua cho thấy, nhập siêu 9 tháng năm 2015 ước khoảng 3,86 tỷ USD, bằng 3,2% kim ngạch xuất khẩu, riêng trong tháng 9 ước nhập siêu 100 triệu USD. Trong đó, khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 11,9 tỷ USD, các doanh nghiệp trong nước nhập siêu 15,8 tỷ USD.
Theo mục tiêu kế hoạch KNXK năm 2015 của Bộ Công Thương là tăng 10% so với năm 2014 (đạt 165 tỷ USD).
Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm, KNXK mới chỉ đạt gần 120,7 tỷ USD, bằng 73,2% kế hoạch năm (9 tháng năm 2014 đạt 75,4% kế hoạch năm), như vậy bình quân mỗi tháng cuối năm phải đạt hơn 14,7 tỷ USD.
Bộ Công Thương đề nghị các cơ quan, Bộ, ngành cần có các giải pháp quyết liệt nhằm hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu để đạt được mục tiêu kế hoạch về KNXK.
Có thể bạn quan tâm

Phía sau câu chuyện nuôi cá bông lau là tâm huyết của các kỹ sư nông nghiệp trẻ cho sự phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của quê hương.

Những ngày xuân ấm áp này, ở Hà Nam, bà con nông dân đang tranh thủ xuống đồng, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bước vào khung thời vụ gieo cấy. Còn ít ngày nữa mới đến lịch gieo cấy bằng mạ, song hiện nay nhiều địa phương đã triển khai gieo sạ theo phương pháp cải tiến bằng nông cụ sạ hàng.

Mặc dù trời rét như cắt da cắt thịt nhưng bà Vũ Thị Thanh xã Trung An huyện Vũ Thư vẫn không ngại chăm sóc cho mấy sào rau đang lên xanh tốt. Đây cũng chính là những luống rau người nông dân này đã chủ động gieo trồng áng chừng sẽ cho thu hoạch vào đúng dịp tết Nguyên Đán. Bà Thanh nhẩm tính mỗi sào rau cũng cho thu nhập thêm từ 2-2,5 triệu đồng nếu giá vẫn ổn định ở mức 2500-3000đ/kg như thời gian qua.

Theo kế hoạch, năm nay huyện Tam Nông (Đồng Tháp) sẽ thả nuôi 1.000ha tôm càng xanh. Tập trung nhiều nhất là xã Phú Thành B với 630ha. Đến nay, toàn huyện có 69 hộ nuôi, đã thả hơn 44.000 con tôm giống trên diện tích 350ha. Trong đó xã Phú Thành B đã thả hơn 186ha. Nhiều hộ thả sớm vào mùa nghịch đã bắt đầu tỉa bán tôm trứng được 15ha, sản lượng khoảng 7,5 tấn.

Ngày 27.6, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ với sự tham gia trực tuyến của đại diện 63 tỉnh, thành trong cả nước để bàn về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2013 cũng như giải pháp trong 6 tháng cuối năm.