Xuất khẩu nông sản khó về đích

Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo về tình hình sản xuất và công tác điều hành của Bộ NN&PTNT chiều 6/10.
Theo Bộ NN&PTNT, nguyên nhân là do từ đầu năm, đồng USD tăng giá, tỉ giá hối đoái của một số ngoại tệ mạnh, đặc biệt là đồng EURO biến động theo hướng không thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Thêm vào đó, nguồn cung các mặt hàng nông sản tăng, lượng tồn kho cao ở nhiều nước, trong khi các thị trường XK chủ lực của nước ta như Mỹ, EU, Nhật Bản... đều giảm nhu cầu nhập khẩu và tăng cường rào cản kỹ thuật, yêu cầu chất lượng ngày càng khắt khe đối với nông, lâm, thủy sản của Việt Nam. Chính vì vậy, 9 tháng qua, XK nông, lâm, sản thủy sản gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Trần Quốc Tuấn, quyền Chánh Văn phòng Bộ NN&PTNT cho biết, nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 10 và cả quý IV/2015 của Bộ đặt ra là tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo Thị trường nông nghiệp.
Cụ thể, phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng và doanh nghiệp theo dõi sát tình hình sản xuất, thị trường nông lâm thủy sản để đề xuất giải pháp, cơ chế chính sách mở rộng thị trường, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy XK các mặt hàng trọng yếu.
Cùng với đó, Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại sang Ấn Độ, Mỹ, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Thái Lan… nhằm khảo sát, tháo gỡ khó khăn, giải quyết vướng mắc trong XK và mở cửa thị trường. Đồng thời rà soát quá trình sản xuất, chế biến theo từng chuỗi, từng sản phẩm và đề xuất các chính sách phù hợp để nâng cao giá trị sản phẩm.
Ngoài ra, Bộ cũng sẽ kiểm tra, giám sát chất lượng, điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất chè, măng, muối và xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức thực hiện đề án xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam...
Hiện nay, tiến trình đàm phán các hiệp định thương mại tự do đã bước đầu đạt được kết quả, mới đây nhất là hoàn thành đàm phán TPP - điều này sẽ góp phần quan trọng mở ra cơ hội cho XK nông, lâm, thủy sản Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn thông tin, sau khi trúng gói thầu XK 450.000 tấn gạo sang Philippines, giá gạo trong nước đã tăng lên đáng kể.
Đáng mừng nữa là theo thông tin từ phía các doanh nghiệp, Việt Nam đã trúng thầu thêm được 1 triệu tấn gạo với mức giá cũng rất tốt.
"Với tình hình cung cầu gạo như hiện nay và những đơn hàng này, giá lúa từ nay tới tận quý I/2016 sẽ không thấp hơn hiện nay" - ông Tuấn cho biết.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, trong tháng 9, giá trị XK các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 2,15 tỷ USD, giảm 419 triệu USD (tương đương 16,3%) so với tháng 8 và giảm 574 triệu USD so với cùng kỳ năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Do đặc điểm của đất và tập quán canh tác truyền thống của gia đình, sản lượng thu hoạch từ cây ngô, lúa không được là bao, thậm chí nhiều vụ bị mất trắng. Năm 2013, được sự khuyến khích của chính quyền địa phương, gia đình ông Hương mạnh dạn chuyển đổi hơn 2.000 m2 đất ruộng trồng ngô sang trồng cây thuốc lá.

Thức ăn gia súc khan hiếm, giá tăng cao là do chủ xe phải sang tải ở các trạm cân xe trên quốc lộ 70, do đó phát sinh cước bốc xếp; hoặc chủ xe chở đúng tải, dẫn đến giá cung ứng hàng đến các chủ đại lý cũng tăng theo từng kg.

Ngày 3/4, tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, sở vừa chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, Phòng Kinh tế, NN-PTNT các huyện, thị xã, thành phố điều tra toàn diện tình hình dịch hại trên cây khóm nhất là bệnh héo đỏ lá hiện đang xảy ra tại huyện Phú Hòa (Báo Phú Yên đã đưa tin).

Do giá bông vải trong những năm qua giảm mạnh, chi phí đầu tư cao nên lợi nhuận mang lại từ cây bông vải không đáp ứng nguyện vọng của người dân. Đặc biệt, cây bông vải không đủ sức cạnh tranh với các cây trồng khác nên đang mất dần vị thế trên đất Kông Chro.

Nông dân xã Nhơn Hải đang nhộn nhịp vào mùa thu hoạch rộ hành tím vụ đông- xuân. Cây hành tím trúng mùa tạo nên bức tranh tươi thắm sắc màu của vùng quê ven biển huyện Ninh Hải.