Xuất khẩu nông sản khó về đích

Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo về tình hình sản xuất và công tác điều hành của Bộ NN&PTNT chiều 6/10.
Theo Bộ NN&PTNT, nguyên nhân là do từ đầu năm, đồng USD tăng giá, tỉ giá hối đoái của một số ngoại tệ mạnh, đặc biệt là đồng EURO biến động theo hướng không thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Thêm vào đó, nguồn cung các mặt hàng nông sản tăng, lượng tồn kho cao ở nhiều nước, trong khi các thị trường XK chủ lực của nước ta như Mỹ, EU, Nhật Bản... đều giảm nhu cầu nhập khẩu và tăng cường rào cản kỹ thuật, yêu cầu chất lượng ngày càng khắt khe đối với nông, lâm, thủy sản của Việt Nam. Chính vì vậy, 9 tháng qua, XK nông, lâm, sản thủy sản gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Trần Quốc Tuấn, quyền Chánh Văn phòng Bộ NN&PTNT cho biết, nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 10 và cả quý IV/2015 của Bộ đặt ra là tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo Thị trường nông nghiệp.
Cụ thể, phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng và doanh nghiệp theo dõi sát tình hình sản xuất, thị trường nông lâm thủy sản để đề xuất giải pháp, cơ chế chính sách mở rộng thị trường, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy XK các mặt hàng trọng yếu.
Cùng với đó, Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại sang Ấn Độ, Mỹ, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Thái Lan… nhằm khảo sát, tháo gỡ khó khăn, giải quyết vướng mắc trong XK và mở cửa thị trường. Đồng thời rà soát quá trình sản xuất, chế biến theo từng chuỗi, từng sản phẩm và đề xuất các chính sách phù hợp để nâng cao giá trị sản phẩm.
Ngoài ra, Bộ cũng sẽ kiểm tra, giám sát chất lượng, điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất chè, măng, muối và xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức thực hiện đề án xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam...
Hiện nay, tiến trình đàm phán các hiệp định thương mại tự do đã bước đầu đạt được kết quả, mới đây nhất là hoàn thành đàm phán TPP - điều này sẽ góp phần quan trọng mở ra cơ hội cho XK nông, lâm, thủy sản Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn thông tin, sau khi trúng gói thầu XK 450.000 tấn gạo sang Philippines, giá gạo trong nước đã tăng lên đáng kể.
Đáng mừng nữa là theo thông tin từ phía các doanh nghiệp, Việt Nam đã trúng thầu thêm được 1 triệu tấn gạo với mức giá cũng rất tốt.
"Với tình hình cung cầu gạo như hiện nay và những đơn hàng này, giá lúa từ nay tới tận quý I/2016 sẽ không thấp hơn hiện nay" - ông Tuấn cho biết.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, trong tháng 9, giá trị XK các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 2,15 tỷ USD, giảm 419 triệu USD (tương đương 16,3%) so với tháng 8 và giảm 574 triệu USD so với cùng kỳ năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Giá nấm rơm tươi được thương lái thu mua tại chỗ là 24.000 đồng/kg và luộc là 40.000 đồng/kg, đã thu hút khá nhiều nông dân tham gia chất nấm sau khi thu hoạch lúa Hè thu. Huyện Long Mỹ (Hậu Giang) được xem là nơi có nhiều hộ trồng nấm rơm trong tỉnh và những hộ này đã thu được lợi nhuận khá cao.

Trong đó, chủ yếu là su su 1.500 tấn, bắp cải 700 tấn và sản lượng đậu, đỗ, một số loại rau địa phương như cải xoong, khởi tử, cải địa phương...

Hiện nay, do làm lúa lợi nhuận thấp, nhiều nơi đã chuyển đổi 1 hoặc 2 vụ trồng lúa sang trồng màu các loại như bắp, đậu nành, mè… Dưới đây là một số biện pháp cải tạo đất sau khi trồng màu để trồng lúa thu đông có hiệu quả.

Do nghề trồng lúa gặp nhiều khó khăn, thu nhập bấp bênh nên nhiều nông dân An Giang đã chuyển đổi sang trồng đậu bắp Nhật trên đất lúa, thu được hiệu quả cao.

Với kinh nghiệm 15 năm về nuôi và kinh doanh cá nước ngọt, mới đây anh Trần Danh Tựa, thôn 1, xã Trà Tân, huyện Đức Linh (Bình Thuận) đã thực hiện thành công mô hình ương giống cá rô phi đơn tính, mang lại lợi nhuận khá cao...