Xuất Khẩu Nông Sản Đạt Gần 9,7 Tỷ USD

Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 4,74 tỷ USD; xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 2,22 tỷ USD.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 4 ước đạt 2,63 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 4 tháng đầu năm 2014 lên 9,69 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 4,74 tỷ USD, tăng 5,8%.
Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 2,22 tỷ USD, tăng 31,2%.
Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 2 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Cụ thể, xuất khẩu gạo đạt 2,04 triệu tấn, trị giá 931 triệu USD. Cà phê đạt 826 nghìn tấn trị giá 1,65 tỷ USD; Cao su đạt 189 nghìn tấn với giá trị đạt 378 triệu USD…
Khối lượng xuất khẩu chè 4 tháng ước đạt 33 nghìn tấn với giá trị đạt 51 triệu USD, giảm 13,2% về khối lượng và giảm 10,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Giá chè xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2014 đạt 1.541 USD/tấn, tăng 2,49% so với cùng kỳ năm 2013. Khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan - thị trường lớn nhất của Việt Nam giảm 13,06% về khối lượng và giảm 0,91% về giá trị.
4 tháng lượng hạt điều xuất khẩu đạt 73 nghìn tấn với 456 triệu USD, tăng 14,5% về khối lượng và tăng 15,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2014 đạt 6.182 USD/tấn, tăng 1,76% so với cùng kỳ năm 2013. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 28,44%, 20,01% và 9,12% tổng giá trị xuất khẩu.
Sắn và các sản phẩm từ sắn có lượng xuất khẩu ước tính khoảng 305 nghìn tấn, với giá trị đạt 88 triệu USD đưa tổng khối lượng xuất khẩu mặt hàng này 4 tháng đầu năm đạt 1,4 triệu tấn với giá trị 429 triệu USD, giảm 16,9% về khối lượng và giảm 17,9% về giá trị so cùng kỳ năm 2013.
Giá trị xuất khẩu sản và các sản phẩm sắn sang hầu hết các thị trường lớn đều giảm mạnh, ngoại trừ thị trường Malaysia tăng (tăng 20,23% về khối lượng và tăng 14,44% về giá trị) so với cùng kỳ năm 2013. Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 89% thị phần.
Có thể bạn quan tâm

Với xu hướng tăng trưởng âm như hiện nay, xuất khẩu thủy sản năm 2015 của Việt Nam được dự báo giảm 15% so với 2014.

Ông Nguyễn Trung Tấn (ấp Tân Bằng, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) lắc đầu ngao ngán: “Trước nuôi tôm công nghiệp dễ làm giàu, làm chơi mà ăn thiệt. Còn giờ làm thiệt lại không có ăn.

Vitamin C đã được nghiên cứu và đánh giá là một yếu tố dinh dưỡng vi lượng thiết yếu cho tôm, cá. Sử dụng Vitamin C trong quá trình nuôi là rất cần thiết, giúp việc phòng bệnh cho tôm cá được tốt hơn, góp phần mang lại hiệu quả cao cho người nuôi.

Cá chiên thường sống ở khu vực nước sạch, dòng chảy mạnh, nơi có nhiều khe đá. Cá chiên là loài cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao, giá dao động từ 450 đến 500 nghìn đồng/kg.

Quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (trong đó có tôm) được ban hành và đưa vào áp dụng tại Nghệ An từ năm 2011.