Xuất Khẩu Nông Sản Đạt Gần 9,7 Tỷ USD

Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 4,74 tỷ USD; xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 2,22 tỷ USD.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 4 ước đạt 2,63 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 4 tháng đầu năm 2014 lên 9,69 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 4,74 tỷ USD, tăng 5,8%.
Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 2,22 tỷ USD, tăng 31,2%.
Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 2 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Cụ thể, xuất khẩu gạo đạt 2,04 triệu tấn, trị giá 931 triệu USD. Cà phê đạt 826 nghìn tấn trị giá 1,65 tỷ USD; Cao su đạt 189 nghìn tấn với giá trị đạt 378 triệu USD…
Khối lượng xuất khẩu chè 4 tháng ước đạt 33 nghìn tấn với giá trị đạt 51 triệu USD, giảm 13,2% về khối lượng và giảm 10,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Giá chè xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2014 đạt 1.541 USD/tấn, tăng 2,49% so với cùng kỳ năm 2013. Khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan - thị trường lớn nhất của Việt Nam giảm 13,06% về khối lượng và giảm 0,91% về giá trị.
4 tháng lượng hạt điều xuất khẩu đạt 73 nghìn tấn với 456 triệu USD, tăng 14,5% về khối lượng và tăng 15,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2014 đạt 6.182 USD/tấn, tăng 1,76% so với cùng kỳ năm 2013. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 28,44%, 20,01% và 9,12% tổng giá trị xuất khẩu.
Sắn và các sản phẩm từ sắn có lượng xuất khẩu ước tính khoảng 305 nghìn tấn, với giá trị đạt 88 triệu USD đưa tổng khối lượng xuất khẩu mặt hàng này 4 tháng đầu năm đạt 1,4 triệu tấn với giá trị 429 triệu USD, giảm 16,9% về khối lượng và giảm 17,9% về giá trị so cùng kỳ năm 2013.
Giá trị xuất khẩu sản và các sản phẩm sắn sang hầu hết các thị trường lớn đều giảm mạnh, ngoại trừ thị trường Malaysia tăng (tăng 20,23% về khối lượng và tăng 14,44% về giá trị) so với cùng kỳ năm 2013. Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 89% thị phần.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 1/3, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị triển khai việc mua tạm trữ thóc gạo vụ Đông Xuân 2014-2015 theo Quyết định 241 của Thủ tướng Chính phủ.

Từ năm 2006, người dân địa phương tình cờ phát hiện dưới dòng nước đặc quánh phù sa của kinh Xáng Đông Hưng (xã Đông Thới, H.Cái Nước) có nhiều sò huyết tự nhiên, nhất là thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán. Sò lớn được bà con thu hoạch bán cho thương lái, sò nhỏ được vài hộ dân thu gom rồi thả vô vuông tôm. Việc sò tự nhiên nuôi xen canh trong vuông tôm sú lớn rất nhanh đã mở ra cơ hội mới cho người dân Đông Thới. Nhiều hộ dân bắt đầu thả sò giống nuôi thử rồi dần dà phát triển sang xã Trần Thới lân cận...

Kinh nghiệm này được nông dân Lý Việt Bắc rút ra sau 3 năm “tăng hu” gầy nuôi được 4 con bò sữa. Anh Bắc cho biết gia đình anh có 6 miệng ăn (cha mẹ già, hai vợ chồng anh và hai đứa con) nhưng chỉ có 2 công vườn trồng chanh. Mỗi năm thu hoạch khoảng 4 tấn trái, nhưng giá cả bấp bênh, chưa bao giờ bán được tới 8.000 đồng/kg. Vợ anh làm công nhân xí nghiệp, còn anh cũng phải đi làm mướn kiếm thêm nhưng cũng không dư dả gì.

Được biết, làng hoa Sa Đéc là một trong những vựa trồng hoa kiểng lớn nhất vùng ĐBSCL, với diện tích trồng hoa kiểng trên 400ha cùng hơn 2.000 hộ trồng và kinh doanh hoa kiểng. Hằng năm, làng hoa Sa Đéc cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước hàng chục triệu giỏ hoa các loại. Giá trị sản xuất hoa kiểng năm 2015 của TP Sa Đéc ước đạt 622 tỉ đồng.

Nhiều diêm dân trên địa bàn tỉnh cho biết, hiện nay việc tiêu thụ muối trải bạt vẫn đang gặp nhiều khó khăn do ít có thương lái thu mua, giá muối trải bạt không chênh lệch nhiều so với muối thường. Giá muối trải bạt thời điểm này là 900 đồng/kg, muối thô chỉ còn 750 đồng/kg, giảm gần 500 đồng so với niên vụ trước.