Xuất Khẩu Nông Sản Đạt Gần 9,7 Tỷ USD

Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 4,74 tỷ USD; xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 2,22 tỷ USD.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 4 ước đạt 2,63 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 4 tháng đầu năm 2014 lên 9,69 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 4,74 tỷ USD, tăng 5,8%.
Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 2,22 tỷ USD, tăng 31,2%.
Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 2 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Cụ thể, xuất khẩu gạo đạt 2,04 triệu tấn, trị giá 931 triệu USD. Cà phê đạt 826 nghìn tấn trị giá 1,65 tỷ USD; Cao su đạt 189 nghìn tấn với giá trị đạt 378 triệu USD…
Khối lượng xuất khẩu chè 4 tháng ước đạt 33 nghìn tấn với giá trị đạt 51 triệu USD, giảm 13,2% về khối lượng và giảm 10,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Giá chè xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2014 đạt 1.541 USD/tấn, tăng 2,49% so với cùng kỳ năm 2013. Khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan - thị trường lớn nhất của Việt Nam giảm 13,06% về khối lượng và giảm 0,91% về giá trị.
4 tháng lượng hạt điều xuất khẩu đạt 73 nghìn tấn với 456 triệu USD, tăng 14,5% về khối lượng và tăng 15,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2014 đạt 6.182 USD/tấn, tăng 1,76% so với cùng kỳ năm 2013. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 28,44%, 20,01% và 9,12% tổng giá trị xuất khẩu.
Sắn và các sản phẩm từ sắn có lượng xuất khẩu ước tính khoảng 305 nghìn tấn, với giá trị đạt 88 triệu USD đưa tổng khối lượng xuất khẩu mặt hàng này 4 tháng đầu năm đạt 1,4 triệu tấn với giá trị 429 triệu USD, giảm 16,9% về khối lượng và giảm 17,9% về giá trị so cùng kỳ năm 2013.
Giá trị xuất khẩu sản và các sản phẩm sắn sang hầu hết các thị trường lớn đều giảm mạnh, ngoại trừ thị trường Malaysia tăng (tăng 20,23% về khối lượng và tăng 14,44% về giá trị) so với cùng kỳ năm 2013. Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 89% thị phần.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi thất thu ở vụ đầu năm, đây là thời điểm người dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Tuy Phong (Bình Thuận) phấn khởi vì tôm thu hoạch được mùa lẫn được giá.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, hiện đàn bò đang có xu hướng thu hẹp do quỹ đất trồng cỏ hạn chế, nguồn thức ăn tự nhiên khan hiếm. Bên cạnh, thu hoạch lúa chủ yếu bằng máy nên rất khó sử dụng phụ phẩm rơm.

Những ngày này, tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đầy ắp những loại trái cây được người dân từ trong vườn đem ra, hoặc được các tiểu thương lấy từ các tỉnh khác về bán lại. Sản phẩm rất đa dạng về chủng loại, chất lượng không thua hàng ngoại và giá bán cũng tương đối mềm.

Đề án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá nóc bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2013-2015 vừa được Bộ NNPTNT phê duyệt.

Nuôi cá trong ruộng lúa là một hình thức canh tác xen kẽ làm tăng thu nhập trên cùng một thửa ruộng. Mô hình này đã được một số địa phương thực hiện theo tập quán cũ, tuy nhiên, chỉ khi các hộ dân áp dụng đúng kỹ thuật nuôi trồng, hình thức nuôi cá-lúa mới thực sự phát huy hiệu quả.