Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thuỷ Sản Vượt Ngưỡng 28 Tỷ USD

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thông, trong 11 tháng năm 2014 tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản đạt trên 28 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông vừa công bố báo cáo tình hình xuất nhập khẩu nông, lâm, thuỷ sản 11 tháng năm 2014.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 11 ước đạt 2,66 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 11 tháng đầu năm 2014 lên 28,20 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 13,19 tỷ USD, tăng 10,5%. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 7,22 tỷ USD, tăng 19,3%.
Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 5,88 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2013.
Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao.
Gạo: Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 11 ước đạt 443 nghìn tấn với giá trị 217 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu gạo 11 tháng đầu năm 2014 ước đạt 6,03 triệu tấn và 2,79 tỷ USD, giảm 2,7% về khối lượng, nhưng lại tăng 1,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Cà phê: Tháng 11 xuất khẩu cà phê ước đạt 72 nghìn tấn với giá trị đạt 165 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 11 tháng đầu năm ước đạt 1,56 triệu tấn và 3,26 tỷ USD, tăng 33,4% về khối lượng vtà ăng 32,2% về giá trị so cùng kỳ năm 2013.
Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 13,45% và 10,04%.
Cao su: Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 11 đạt 113 nghìn tấn với giá trị 166 triệu USD, với ước tính này 11 tháng đầu năm 2014 xuất khẩu cao su đạt 954 nghìn tấn với giá trị đạt 1,62 tỷ USD, tăng 0,5% về khối lượng nhưng lại giảm 27% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Giá cao su xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2014 đạt 1.724 USD/tấn, giảm 26,65% so với cùng kỳ năm 2013.
Chè: Khối lượng xuất khẩu chè tháng 11 ước đạt 11 nghìn tấn với giá trị đạt 20 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè 11 tháng đầu năm ước đạt 121 nghìn tấn với giá trị đạt 206 triệu USD, giảm 5,2% về khối lượng nhưng lại tăng 0,3% về giá trị so với cùng kỳ.
Giá chè xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2014 đạt 1.698 USD/tấn, tăng 5,33% so với cùng kỳ năm 2013.
Hạt điều: Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 11 ước đạt 24 nghìn tấn với giá trị 161 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu điều 11 tháng đầu năm 2014 đạt 281 nghìn tấn với 1,84 tỷ USD, tăng 18,2% về khối lượng và tăng 22,6% về giá trị so với cùng kỳ.
Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2014 đạt 6.536 USD/tấn, tăng 3,23% so với cùng kỳ năm 2013. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 32,79%, 15,02% và
Tiêu: Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 11 ước đạt 6 nghìn tấn, với giá trị đạt 54 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 11 tháng đầu năm lên 151 nghìn tấn với giá trị 1,162tỷ USD, tăng 18,1% về khối lượng và tăng 35,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2014 đạt 7.625 USD/tấn, tăng 14,26% so với cùng kỳ năm 2013.
Gỗ và sản phẩm gỗ: Ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 11 đạt 556 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 11 tháng đầu năm đạt 5,58 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2013.
Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 10 tháng đầu năm sang hầu hết các thị trường chính đều tăng, ngoại trừ thị trường Trung Quốc giảm 9,37%; Hoa Kỳ và Nhật Bản có mức tăng trưởng lần lượt là 14,17% và 19,47% so với cùng kỳ năm 2013.
Thuỷ sản: Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 11 ước đạt 666 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 11 tháng đầu năm đạt 7,22 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2013.
Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 21,85% tổng giá trị xuất khẩu.
Sắn và các sản phẩm từ sắn: Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 11 ước đạt 244 nghìn tấn, với giá trị đạt 92 triệu USD đưa tổng khối lượng xuất khẩu mặt hàng này 11 tháng đầu năm đạt 2,96 triệu tấn với giá trị đạt 994 triệu USD, tăng 3,2% về khối lượng so với cùng kì.
Nguồn bài viết: http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lieu/xuat-khau-nong-lam-thuy-san-vuot-nguong-28-ty-usd-201411261613491171ca39.chn
Có thể bạn quan tâm

Nhiều nông dân có kinh nghiệm thường cho rằng bầu là giống khó “ăn” vì thường bị héo dây và thối rễ. Nay có giống bầu lai F1 Delta Queen 334 do Cty Liên doanh hạt giống Đông Tây cung cấp có khả năng chống úng tốt, cho năng suất và chất lượng vượt trội, đang mở hướng đột phá cho nông dân nghèo vùng lũ đầu nguồn

Dâu Hạ Châu là một trong nhiều giống cây ăn trái đặc sản được nhà vườn Cần Thơ chọn lọc và nhân giống. Trước đây, Dâu Hạ Châu có tên là Dâu miền dưới, do giống dâu này có phẩm chất vượt trội (thơm, ngọt) hơn các giống dâu khác, vì vậy chúng được Cụ thân sinh của ông Lê Văn Bảy (Bảy Ngữ) chọn lọc, ươm trồng từ hạt vào những năm 1960.

“Giá urea có xu hướng tăng trong thời gian gần đây do ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng làm tăng cước phí vận chuyển và tâm lý mua hàng tích trữ để chuẩn bị vào vụ HT” - ông Nguyễn Hồng Vinh, Phó tổng giám đốc TCty PB và Hóa chất Dầu khí

Câu mực tầng đáy hiện được xem là nghề mới đem lại hiệu quả kinh tế cho ngư dân khai thác hải sản ở các tỉnh ven biển ĐBSCL, đồng thời góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Mực ống thường sống ở độ sâu gần 100m nước, tập trung nhiều ở vùng nước sâu khoảng 30 - 50m. Một số loài mực khác lại sống ở các vùng biển khơi với độ sâu hơn 100m nước

Mấy năm gần đây, cụm từ “tổ đội đánh bắt” được bổ sung vào “từ điển” của ngành hải sản. Nó như “cú hích” cho ngành hải sản, tạo điều kiện cho ngư dân bám biển trong thời khốn khó và đầy bất trắc. Những tổ đội này ban đầu được thành lập ở Đà Nẵng rồi nhân ra Quảng Nam, Quảng Ngãi… và đến nay nhiều địa phương miền Trung áp dụng như một điển hình trong hoạt động đánh bắt xa bờ.