Xuất khẩu nông lâm thủy sản giảm mạnh trong ba quý đầu năm

Xuất khẩu cà phê giảm tới 32% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong số đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 10,29 tỷ USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2014, giảm rất mạnh ở các mặt hàng như cà phê (32%), cao su (13,7%) và gạo (15,7%).
Trong 9 tháng qua, thị trường lúa gạo trong nước cũng như xuất khẩu tương đối trầm lắng, giá lúa duy trì ở mức thấp và ít biến động. Giá gạo xuất khẩu bình quân đạt gần 431 USD/tấn, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2014.
Do vậy, sau 9 tháng, xuất khẩu gạo ước đạt 4,47 triệu tấn và 1,92 tỷ USD, giảm 10% về khối lượng và giảm 15,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Tuy giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam chiếm khoảng 35% thị phần. Nhập khẩu mạnh gạo Việt Nam là Malaysia (tăng 24%) và thị trường Gana (tăng 16%).
Hết quý 3, xuất khẩu cà phê ước đạt 961.000 tấn với tổng giá trị 1,96 tỷ USD, giảm 31% về khối lượng và giảm 32% về giá trị so cùng kỳ năm 2014. Giá cà phê xuất khẩu bình quân đạt 2.054 USD/tấn, giảm 0,23% so với năm 2014.
Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp cần lưu ý trong việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê khi lượng tồn kho trong nước và thế giới đều tăng cao, đặc biệt là niên vụ cà phê 2015-2016 đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch.
Về cao su, xuất khẩu cao su đạt 740.000 tấn, giá trị đạt 1,06 tỷ USD, tăng 6,6% về khối lượng nhưng giảm 13,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Nguyên nhân là giá cao su nguyên liệu và thành phẩm trên thị trường trong nước giảm do chịu tác động giảm giá của cao su thế giới.
Bình quân giá cao su xuất khẩu đã giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong các mặt hàng nông sản, thị trường tiêu năm nay luôn nóng và giá hạt điều biến động tăng nhờ giá xuất khẩu và nhu cầu đang tốt.
Xuất khẩu tiêu ước đạt 110.000 tấn với giá trị 1,04 tỷ USD. Hạt điều đạt 245.000 tấn với 1,78 tỷ USD.
Giá các mặt hàng thủy sản chính như cá tra và tôm cũng không mấy khả quan nên giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 4,69 tỷ USD, giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2014, giảm rất mạnh ở thị trường lớn nhất là Mỹ (30%).
Các mặt hàng lâm sản chính xuất khẩu ước đạt 5,03 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 5-11, Công ty TNHH Trại Việt (Vietfarm TP.HCM) đã xuất khẩu một container trứng vịt muối (120.000 quả) đầu tiên sang thị trường Brunei.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay Thái Lan là thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá tra Việt Nam trong số các nước ASEAN.

Chúng ta đừng trách người tiêu dùng quay lưng, thị trường đóng cửa. Chính ta đã hại ta khi đùa giỡn với những quy định sản xuất liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Thời gian qua, tình trạng nông, thủy sản XK của Việt Nam bị trả về được đánh giá khá nguy cấp. Bên cạnh nguyên nhân như sai bao bì, quy cách đóng gói, các sản phẩm còn bị thị trường NK chối từ do không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo quy định.

Gần đây, tại cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), lượng hoa quả tươi Trung Quốc làm thủ tục thông quan rất nhiều, trung bình có từ 500 đến 600 tấn cam, lê, táo, dưa nhập khẩu mỗi ngày. Nhiều loại trái vụ xâm nhập thị trường trong nước, nguy cơ mất an toàn thực phẩm rất cao.