Xuất khẩu nông lâm thủy sản 5 tháng đầu năm 2015 đạt 11,4 tỷ USD

Theo Bộ NN & PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 5 ước đạt 2,37 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 5 tháng đầu năm lên 11,4 tỷ USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 5,62 tỷ USD, giảm 7,4%. Giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 2,41 tỷ USD, giảm 17%.
Gạo và cà phê là hai mặt hàng có mức giảm mạnh nhất. Theo đó, đối với mặt hàng gạo, 5 tháng đầu năm 2015 khối lượng xuất khẩu gạo ước đạt 2,4 triệu tấn và 1,05 tỷ USD, giảm 11,4% về khối lượng và giảm 14,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2015 đạt 436,7 USD/tấn, giảm 4,27% so với cùng kỳ năm 2014. Bốn tháng đầu năm 2015 xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2014, giảm 28,11% về khối lượng và giảm 31,06% về giá trị. Tuy nhiên đáng chú ý nhất là thị trường Bờ Biển Ngà có sự tăng đột biến trong 4 tháng đầu năm với 24,5% về lượng và 22,5% về giá trị, vươn lên vị trí thứ 5 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam.
Đối với mặt hàng cà phê, khối lượng xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm ước đạt 578 nghìn tấn với giá trị 1,2 tỷ USD, giảm 39,4% về khối lượng và 38% về giá trị so với cùng kỳ. Mặt hàng chè cũng có kim ngạch xuất khẩu giảm trong 5 tháng đầu năm với mức giảm 2,5% về khối lượng và giảm 0,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong các mặt hàng nông sản, hạt điều là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cả về khối lượng và giá trị. Theo đó, 5 tháng đầu năm, khối lượng hạt điều xuất khẩu đạt 117 nghìn tấn với 828 triệu USD, tăng 14,4% về khối lượng và tăng 27,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân đạt 7.146 USD/tấn, tăng 14,09% so với cùng kỳ năm 2014. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam.
Cũng theo Bộ NN & PTNT, giá trị nhập khẩu toàn ngành nông nghiệp 5 tháng đầu năm 2015 ước đạt 9,25 tỷ USD. Như vậy, ngành nông nghiệp đã xuất siêu 2,15 tỷ USD.
Có thể bạn quan tâm

Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ tài chính cần hỗ trợ khoảng 10.000 tỷ đồng để thu mua hết cá tra nguyên liệu của nông dân, trong đó 5.000 tỷ đồng hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu có nhà máy chế biến nhằm đảm bảo việc làm cho công nhân và cứu người nuôi cá.

Với giá từ 5 đến 25 triệu đồng một cây tùy kích cỡ, nhiều nhà vườn ở các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh (TPHCM)… đã thu hàng trăm triệu đồng từ việc bán cau vua. Năm Nhâm Thìn (con rồng) này, các nhà vườn khẳng định cây cau vua sẽ lại lên ngôi.

Theo Chi cục Thú y Phú Yên, hiện tình trạng tôm nuôi bị nhiễm bệnh tiếp tục diễn ra tại các vùng nuôi. Thống kê trong tháng 5, toàn tỉnh có thêm 205,5 ha diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh, tập trung ở TX Sông Cầu 49,5 ha, huyện Đông Hòa 151 ha, Tuy An 5 ha, nâng số diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh từ đầu năm đến nay trong tỉnh lên 781 ha.

Nhu cầu thấp, nguồn cung dồi dào tiếp tục kéo giá dừa nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL giảm mạnh trong những ngày qua. Không chỉ dừa nguyên liệu, giá dừa giống cũng quay đầu giảm nhanh.

Người dân xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ, Nghệ An, gọi anh Hùng ở xóm Đào Nguyên là “Vua lợn rừng”. Trang trại lợn rừng của anh được đánh giá là lớn nhất miền Tây xứ Nghệ.