Xuất khẩu mật ong có tiềm năng lớn

Ngày 9/4, tại TP.HCM, Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp cùng Hội Nuôi ong Việt Nam tổ chức hội nghị “Thách thức và cơ hội phát triển xuất khẩu sản phẩm mật ong Việt Nam".
Ông Bùi Quang Hưng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu cho biết Việt Nam là một trong những nước XK mật ong lớn trên thị trường thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, Việt Nam hiện đứng thứ 6 thế giới và thứ 2 châu Á (sau Trung Quốc) về XK mật ong.
Năm 2014, Việt Nam XK hơn 46,6 nghìn tấn mật ong, đạt kim ngạch trên 120 triệu USD. Năm 2015, XK của ngành ong Việt Nam được dự báo có nhiều triển vọng khả quan khi nhu cầu của thị trường tăng cao.
Trong quý I/2015, chỉ tính riêng thị trường châu Âu, các DN Việt Nam đã xuất đuợc trên 80 tấn mật ong. Đây đuợc xem là tín hiệu tích cực đối với việc xâm nhập vào thị truờng này.
Mặc dù được đánh giá là nước có tiềm năng lớn về XK mật ong, tuy nhiên, hiện nay việc XK mặt hàng này mới chỉ tập trung phần lớn tại thị trường Mỹ với 90% trên tổng lượng XK, chỉ có 10% còn lại là ở các thị trường khác, trong đó có châu Âu.
Theo đánh giá của các chuyên gia tại hội thảo, nhu cầu tiêu dùng mật ong trên thế giới không ngừng tăng lên trong khi nguồn cung ít nên cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam là tương đối lớn.
Tuy nhiên, để nâng cao sức cạnh tranh, cũng như tạo điều kiện cho mật ong vào thị truờng châu Âu, các DN cần đẩy mạnh xây dựng, quảng bá thương hiệu và nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Ngay từ đầu năm 2015, Quảng Xương (Thanh Hóa) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy hiệu quả khai thác, đầu tư mạnh cho phát triển hậu cần nghề cá; chỉ đạo các chủ đồng cải tạo đồng nuôi, tăng cường quản lý con giống, chuyển hướng theo hình thức nuôi đa con, đa thời vụ và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tập huấn kỹ thuật nuôi trồng và chế biến thủy sản, triển khai các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản; khuyến khích nâng cấp, cải tạo, đóng mới tàu khai thác xa bờ...

Những năm gần đây cua đồng trở thành món ăn ưa chuộng của người dân thành phố. Nhiều người dân các vùng quê Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu… (Nghệ An) đổ xô đi bắt cua đồng và có khá nhiều điểm thu gom cua để đưa ra Hà Nội tiêu thụ.

Thông tin từ Sở Công thương TPHCM, kim ngạch xuất khẩu hàng thủy hải sản Việt Nam sang các thị trường truyền thống như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ đang giảm mạnh.

Theo số liệu của của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nhu cầu gỗ cứng của Trung Quốc không ngừng tăng, đặc biệt là gỗ cứng từ Mỹ.

Các đợt khô hạn bắt đầu ảnh hưởng đến lĩnh vực thương mại gạo của Thái Lan, làm cho giá gạo tăng.