Xuất Khẩu Hồ Tiêu Đạt Kỷ Lục

Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), khác với nhiều năm trước, lượng hồ tiêu xuất khẩu quý 1 năm nay tăng đột biến, trên 38.300 tấn với kim ngạch hơn 254 triệu USD, tăng trên 23,5% về lượng và 20% về giá trị.
Đây là mức kỷ lục cả lượng và giá trị xuất khẩu từ trước đến nay. Đó là do năm 2012, nhiều bà con và doanh nghiệp trữ tiêu đầu vụ, bán ra cuối vụ nhưng hiệu quả không cao nên năm nay, khi thấy giá đầu vụ cao, thu hoạch đến đâu bán ra đến đó. Có khoảng 40% lượng tiêu thu hoạch vụ này đã được xuất khẩu với giá cao. 3 tuần lễ nay giá tiêu giảm 5.000 đồng/kg, còn khoảng 115.000 đồng/kg, nhưng vẫn ở mức cao.
VPA nhận định, nếu người trồng và doanh nghiệp cũng giữ được nhịp điệu bán và xuất khẩu thì giá tiêu thế giới nhiều khả năng vẫn ở mức 5.000 - 6.000 USD/tấn. Hồ tiêu Việt Nam chiếm khoảng 30% sản lượng hồ tiêu thế giới nhưng lại chiếm 50% lượng hàng giao dịch trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn bò tại địa phương, nhất là vào những tháng mùa nước nổi, Trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã thí nghiệm mô hình ủ chua thân cây bắp làm thức ăn cho gia súc ở một số hộ ở ấp An Quới, xã Mỹ An Hưng B.

Để ổn định thị trường những tháng cuối năm, ngành Chăn nuôi đang tích cực phối hợp với các cơ quan thú y để kiểm soát tình hình dịch bệnh, đồng thời đảm bảo nguồn cung thịt.

Ngày 4/9/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg quy định một số chính sách hỗ trợ hộ chăn nuôi về phối giống nhân tạo gia súc, con giống vật nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ và bảo vệ môi trường giai đoạn 2015 – 2020.

Không chỉ được biết đến là nơi nghề buôn bán sắt vụn phát triển, nhiều năm qua, những gia đình ở thôn Giã Bàng, xã Tề Lỗ (Yên Lạc - Vĩnh Phúc) được nhân dân nhiều nơi trong và ngoài tỉnh biết đến như một địa chỉ đầu mối chuyên ấp nở và cung cấp con giống. Nghề ấp nở trứng gia cầm, con giống đã giúp cho nhiều nông dân nơi đây vươn lên làm giàu, xóa đói, giảm nghèo.

Ông Lương Văn Tám, ở ấp Long Hòa A2, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã mày mò nghiên cứu và áp dụng thành công bao trái trên mít. Kết quả là vườn mít của ông 3 năm qua đều xanh tốt, cho trái to, đẹp và được thị trường ưa chuộng.