Xuất khẩu hạt điều ước tính đạt 2,5 tỷ USD trong năm 2015

Ngày 23/11, tại Hội nghị Điều quốc tế Việt Nam lần thứ 7 năm 2015, do Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch VINACAS cho biết, trong bối cảnh hầu hết các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam đều giảm thì ngành điều vẫn tiếp tục có sự tăng trưởng cao.
Cụ thể, trong 10 tháng năm 2015, số lượng nhân điều xuất khẩu của Việt Nam là 272.000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 1,97 tỷ USD, tăng 6% về lượng và tăng trên 18% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Dự báo năm 2015, xuất khẩu điều của Việt Nam sẽ đạt 2,5 tỷ USD; trong đó, nhân điều 2,3 tỷ USD - cao nhất từ trước đến nay.
Với kết quả này, ông Thanh cho biết, năm 2015 Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì thị phần trên 50% tổng giá trị thương mại nhân điều toàn cầu.
Đây cũng là năm thứ 10 liên tiếp ngành điều Việt Nam giữ vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều.
Mặc dù đạt được những bước tiến đáng kể trên thị trường điều quốc tế nhưng ngành hạt điều Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn do phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu.
Hiện nay, Việt Nam chế biến khoảng 1,3 triệu tấn hạt điều/năm.
Tuy nhiên trong nước chỉ cung cấp được 500.000 tấn, số còn lại phải nhập chủ yếu từ châu Phi và Campuchia.
Do đó, vấn đề kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của nguyên liệu nhập khẩu nói riêng và ngành điều Việt Nam nói chung đang được VINACAS đặt lên hàng đầu trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Để giám sát vấn đề này, VINACAS đã hỗ trợ 300 điểm trình diễn mô hình trồng điều theo hướng thâm canh, sạch hơn; tổ chức các buổi gặp gỡ với các đối tác châu Phi để đảm bảo yêu cầu chất lượng nguyên liệu điều nhập khẩu; phối hợp với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) kiểm tra các nhà máy chế biến điều xuất khẩu…
Có thể bạn quan tâm

“Không còn cách nào khác nên chúng tôi phải hành động, trước hết là để sống sót, sau nữa là vực dậy ngành chăn nuôi trong nước. Cả đời gắn bó với con gà, cái máng… giờ gần như phải phá sản, chúng tôi đâu biết làm gì hơn!”.

Diện tích lúa bị bệnh khô vằn ở các tỉnh phía Bắc đang tăng lên đáng kể, tăng 38.000ha so với tuần trước. Nhiều khả năng, dịch bệnh này sẽ lây lan mạnh hơn trong những ngày tới, khi mưa lớn quay trở lại Bắc Bộ.

Tiếp nối thành công từ Cuộc thi viết Tự hào Nông dân Việt Nam lần thứ nhất (2013-2014), từ tháng 10.2014, Báo Nông Thôn Ngày Nay (NTNN) đã tiếp tục phát động cuộc thi lần thứ 2. Theo đánh giá, đây là cuộc thi thiết thực, bổ ích và đặc biệt ra đời đúng thời điểm cả nước đang triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, mà trong đó lấy người nông dân là trọng tâm, chủ thể.

Biết trước được hàng nông sản Việt sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi tham gia các hiệp định FTA, TPP, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam (VN) đã nêu lên các giải pháp ứng phó, trong đó có bài toán bảo hộ sản xuất trong nước.

Ngày 28.7.2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2664/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi (QHPTNCN) của tỉnh đến năm 2020. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, về mục tiêu và các giải pháp thực hiện quy hoạch nói trên.