Xuất khẩu hạt điều ước tính đạt 2,5 tỷ USD trong năm 2015

Ngày 23/11, tại Hội nghị Điều quốc tế Việt Nam lần thứ 7 năm 2015, do Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch VINACAS cho biết, trong bối cảnh hầu hết các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam đều giảm thì ngành điều vẫn tiếp tục có sự tăng trưởng cao.
Cụ thể, trong 10 tháng năm 2015, số lượng nhân điều xuất khẩu của Việt Nam là 272.000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 1,97 tỷ USD, tăng 6% về lượng và tăng trên 18% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Dự báo năm 2015, xuất khẩu điều của Việt Nam sẽ đạt 2,5 tỷ USD; trong đó, nhân điều 2,3 tỷ USD - cao nhất từ trước đến nay.
Với kết quả này, ông Thanh cho biết, năm 2015 Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì thị phần trên 50% tổng giá trị thương mại nhân điều toàn cầu.
Đây cũng là năm thứ 10 liên tiếp ngành điều Việt Nam giữ vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều.
Mặc dù đạt được những bước tiến đáng kể trên thị trường điều quốc tế nhưng ngành hạt điều Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn do phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu.
Hiện nay, Việt Nam chế biến khoảng 1,3 triệu tấn hạt điều/năm.
Tuy nhiên trong nước chỉ cung cấp được 500.000 tấn, số còn lại phải nhập chủ yếu từ châu Phi và Campuchia.
Do đó, vấn đề kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của nguyên liệu nhập khẩu nói riêng và ngành điều Việt Nam nói chung đang được VINACAS đặt lên hàng đầu trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Để giám sát vấn đề này, VINACAS đã hỗ trợ 300 điểm trình diễn mô hình trồng điều theo hướng thâm canh, sạch hơn; tổ chức các buổi gặp gỡ với các đối tác châu Phi để đảm bảo yêu cầu chất lượng nguyên liệu điều nhập khẩu; phối hợp với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) kiểm tra các nhà máy chế biến điều xuất khẩu…
Có thể bạn quan tâm

Nông dân Võ Văn Quýt, 60 tuổi, nhà ở dưới chân sườn núi Cấm, ấp Ba Xoài, xã An Cư (Tịnh Biên, An Giang) trồng trên 3.500 gốc xoài các loại. Mỗi năm, xoài cho ra trái 1 vụ chính, bắt đầu từ tháng 3 âm lịch và kéo dài 4 tháng. Nhờ tận dụng tối đa các ưu đãi của thiên nhiên và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ông Quýt xử lý xoài cho ra hoa, kết trái nghịch vụ vào khoảng tháng 10 âm lịch, bán được giá, thu được lợi nhuận cao.

Để góp phần thúc đẩy nghề nuôi lợn rừng phát triển bền vững, tạo việc làm cho người dân trên địa bàn, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm, thời gian qua, UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt dự án khảo nghiệm nuôi lợn rừng sinh sản tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát thuộc Chương trình khuyến khích ứng dụng khoa học và công nghệ. Dự án khảo nghiệm với 2 mục tiêu chính: Đánh giá sự thích nghi của lợn rừng đã được thuần hóa nguồn gốc Thái Lan tại huyện Bát Xát; cho phối giống tạo ra giống thuần chủng có chất lượng cao.

Đề cập tới nghề nuôi cá tra (CT), thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông liên tục xuất hiện các cụm từ: “Treo ao”; người nuôi thua lỗ, thiếu vốn; xây dựng nhà máy chế biến CT theo kiểu phong trào... Đó là “một góc” hiện trạng nghề nuôi CT ở vùng ĐBSCL cần có các giải pháp giải quyết.

VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) được kỳ vọng là hướng phát triển bền vững của ngành nuôi tôm nước lợ. Riêng tại Quảng Nam, dù có được kết quả bước đầu nhưng việc nhân rộng mô hình này gặp rất nhiều khó khăn...

Những đợt cúm gia cầm vừa qua khiến không ít hộ nông dân ở TP Cà Mau loay hoay tìm mô hình kinh tế thích hợp để sản xuất. Trong khi đó, chị Huỳnh Thị Hằng, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Tân Hoá, xã Hòa Thành, vẫn tự tin chọn gà nòi lai làm hướng phát triển kinh tế.