Xuất khẩu hạt điều đạt giá trị gần bằng hạt gạo

Như vậy, nhiều khả năng kim ngạch xuất khẩu hạt điều sẽ gần bằng giá trị thu về từ xuất khẩu 6 triệu tấn gạo, cho dù phải bỏ ra gần 1 tỷ đô la Mỹ nhập thêm điều thô về chế biến.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong 10 tháng đầu năm 2015, lượng điều nhân xuất khẩu của Việt Nam đạt 272.000 tấn, giá trị thu về là 1,97 tỷ đô la Mỹ, tăng 6% về lượng nhưng lại tăng hơn 18% về giá trị.
Ông Đặng Hoàng Giang, Phó chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, nhiều khả năng năm 2015, kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam sẽ ở mức 2,5 tỷ đô la Mỹ, cao nhất từ trước đến nay.
Một trong những lý do để ngành điều có giá trị xuất khẩu tăng nhờ giá bán điều nhân tăng; cụ thể, trong 9 tháng đầu năm nay, giá điều nhân xuất khẩu bình quân là 7.263 đô la Mỹ/tấn, tăng gần 12% so với cùng kỳ.
Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam đạt 2,2 tỷ đô la Mỹ, gồm điều nhân là 2 tỷ đô la Mỹ, tương đương 306.000 tấn, còn 200 triệu đô la là từ dầu vỏ hạt điều.
Giá bán trung bình trong 11 tháng của năm 2014 là 6.553 đô la Mỹ/tấn.
Như vậy, có thể thấy, giá điều nhân năm nay cao hơn năm trước, và lượng tiêu thụ điều nhân tăng lên sau mỗi năm.
Tuy nhiên, để có lượng điều nhân xuất khẩu tăng, Việt Nam cũng phải nhập khẩu một lượng lớn điều thô về tách vỏ và xuất khẩu trở lại.
Cụ thể, trong 10 tháng qua, lượng điều thô nhập về là 780.000 tấn, giá trị hơn 1 tỷ đô la Mỹ, tăng 54,5% về khối lượng và gần 86% về giá so với cùng kỳ.
Theo ông Giang, trong số 272.000 tấn điều nhân xuất khẩu của 10 tháng qua, có khoảng hơn 90% là điều nhân đóng bao, còn sản phẩm giá trị gia tăng chỉ chiếm chưa đến 10%.
Có thể bạn quan tâm

Lúa chết phải gieo sạ lại, lúa trong giai đoạn thu hoạch bị đổ ngã làm giảm năng suất, tăng chi phí trong khâu thu hoạch,... là những gì mà người dân trên địa bàn tỉnh phải đối mặt do tình hình mưa bão trong thời gian qua, nhất là từ đầu tháng 7 đến nay.

Nhiều loại cá nước ngọt hiện đang vào vụ thu hoạch, nguồn cung dồi dào khiến giá bán giảm sâu. Không ít nông dân lo trắng tay vì có thể thua lỗ đến hàng trăm triệu đồng.

Đây là hoạt động thuộc dự án “Nâng cao sức sản xuất bền vững và hiệu quả của các hộ chăn nuôi bò ở miền Trung Việt Nam-LPS/2012/062”, do Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (ACIAR) tài trợ. Tham dự có tiến sĩ Laurie Bonne, chuyên gia nghiên cứu chuỗi giá trị ở Úc và phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Xuân Bản, Trường đại học Nông lâm Huế, chủ nhiệm dự án.

Với nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, Quảng Ninh là tỉnh có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thuỷ sản trên cả 3 loại hình nước mặn, nước lợ và nước ngọt; không những thế, số loài thuỷ sản thích nghi tốt với môi trường ở Quảng Ninh cũng rất phong phú, đa dạng. Thế nhưng, thật đáng tiếc là đến nay, nguồn giống thuỷ sản sản xuất tại chỗ của tỉnh mới chỉ đáp ứng được 19,8% so với nhu cầu thực tế...

Chịu lãi suất cao khi vay “nóng” để lo chi phí chuyến biển khiến hiệu quả khai thác của ngư dân chưa cao. Theo chính sách mới, Nhà nước cho vay 70% chi phí chuyến biển sẽ tạo điều kiện cho ngư dân yên tâm bám biển.