Xuất Khẩu Gỗ Và Đồ Gỗ Đạt Gần 5 Tỷ USD

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong tháng 10/2014, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước đạt 528 triệu USD, nâng giá trị xuất khẩu trong cả 10 tháng đầu năm đạt 4,98 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo đó, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 10 tháng đầu năm sang hầu hết các thị trường chính đều tăng, ngoại trừ thị trường Trung Quốc giảm 10,19%; còn lại các thị trường như Hoa Kỳ và Nhật Bản có mức tăng trưởng lần lượt là 14,35% và 22,03% so với cùng kỳ năm 2013.
Đây tiếp tục là 3 thị trường nhập khẩu gỗ và đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam trong các tháng đầu năm 2014, chiếm tới 66,35% tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này.
Trong khi đó, ước tính giá trị nhập khẩu gỗ và đồ gỗ của Việt Nam trong tháng 10/2014 là 177 triệu USD, đưa kim ngạch nhập khẩu 10 tháng đầu năm đạt gần 1,9 tỷ USD, tăng 55,2% so với cùng kỳ năm trước.
Theo thống kê, thị phần nhập khẩu gỗ từ thị trường Lào chiếm cao nhất với 28,4%, Campuchia chiếm 12,7%, Hoa Kỳ chiếm 10,8%. Mặc dù Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gỗ lớn thứ 4 của Việt Nam, chiếm 9,9% tổng kim ngạch nhập khẩu nhưng tính chung, tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ thị trường Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2014 đã tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo dự kiến, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ của Việt Nam có thể đạt 6,3 – 6,5 tỷ USD trong cả năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Vụ Đông năm 2014, xã Mỹ Thành gieo trồng 234ha cây trồng các loại, trong đó có tới 232ha đậu tương, còn lại là rau màu. Do phù hợp với đồng đất nơi đây nên cây đậu tương cho hiệu quả kinh tế cao, trung bình gấp 1,5 – 2 lần so với cấy lúa truyền thống. Vì vậy, từ nhiều năm nay, người dân Mỹ Thành đã đưa diện tích cây đậu tương gieo trồng vụ Đông lên cao.

Theo đó, Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học sẽ chuyển giao toàn bộ quy trình sản xuất, cách ương cấy meo, tạo phôi 7 loại nấm ăn và nấm dược liệu cho phía Công ty TNHH MTV dịch vụ phát triển nông nghiệp Đồng Tháp. Buổi lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Công ty TNHH MTV dịch vụ phát triển nông nghiệp Đồng Tháp và Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học kết thúc tốt đẹp với sự thống nhất cao giữa hai bên.

Theo lãnh đạo Hợp tác xã (HTX) hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng), hiện đơn vị có 60 hộ xã viên với diện tích sản xuất khoảng 40 ha, cho sản lượng hành thương phẩm khoảng 720 tấn. Từ khi được thành lập cuối tháng 3/2014 đến nay, HTX hành tím Vĩnh Châu đã có dịp tham gia nhiều đoàn xúc tiến thương mại trong, ngoài nước và các cuộc hội chợ để giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường.

Đối tượng gây hại chủ yếu gồm: Rầy nâu ở trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến chuẩn bị làm đòng; bệnh đạo ôn lá trên một số diện tích canh tác giống Jasmine 85, OM 4218,… tập trung tại quận Thốt Nốt, với tỷ lệ phổ biến từ 5-10%. Các đối tượng dịch hại khác như ốc bươu vàng, bù lạch, chuột, bệnh thối gốc vi khuẩn phân bố tại huyện Cờ Đỏ, quận Thốt Nốt và Cái Răng.

Nông dân được công ty cung cấp lúa giống chất lượng cao với giá thấp hơn thị trường 200 - 300 đồng/kg và sẽ hoàn vốn cho công ty khi thu hoạch xong; được hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp để đem lại hiệu quả cao nhất. Khi thu hoạch, công ty sẽ hỗ trợ nông dân công chuyên chở về nhà máy và mua với giá cao hơn thị trường từ 200 - 400 đồng/kg.