Xuất Khẩu Gỗ Và Đồ Gỗ Đạt Gần 5 Tỷ USD

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong tháng 10/2014, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước đạt 528 triệu USD, nâng giá trị xuất khẩu trong cả 10 tháng đầu năm đạt 4,98 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo đó, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 10 tháng đầu năm sang hầu hết các thị trường chính đều tăng, ngoại trừ thị trường Trung Quốc giảm 10,19%; còn lại các thị trường như Hoa Kỳ và Nhật Bản có mức tăng trưởng lần lượt là 14,35% và 22,03% so với cùng kỳ năm 2013.
Đây tiếp tục là 3 thị trường nhập khẩu gỗ và đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam trong các tháng đầu năm 2014, chiếm tới 66,35% tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này.
Trong khi đó, ước tính giá trị nhập khẩu gỗ và đồ gỗ của Việt Nam trong tháng 10/2014 là 177 triệu USD, đưa kim ngạch nhập khẩu 10 tháng đầu năm đạt gần 1,9 tỷ USD, tăng 55,2% so với cùng kỳ năm trước.
Theo thống kê, thị phần nhập khẩu gỗ từ thị trường Lào chiếm cao nhất với 28,4%, Campuchia chiếm 12,7%, Hoa Kỳ chiếm 10,8%. Mặc dù Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gỗ lớn thứ 4 của Việt Nam, chiếm 9,9% tổng kim ngạch nhập khẩu nhưng tính chung, tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ thị trường Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2014 đã tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo dự kiến, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ của Việt Nam có thể đạt 6,3 – 6,5 tỷ USD trong cả năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

29 tuổi, chị Nguyễn Thị Lan (thôn 8, xã Thiệu Khánh, TP.Thanh Hoá) đang sở hữu một trang trại rộng gần 3 mẫu, doanh thu 700-800 triệu đồng/năm.

Vừa qua, tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (An Thái Trung, Cái Bè) đã diễn ra Hội nghị triển khai Quy chế quản lý đàn cá tra bố mẹ chọn giống. Đồng chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và ông Nguyễn Văn Trọng Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, cùng hơn 30 đại biểu là lãnh đạo Sở NN&PTNT, chi cục thủy sản, trung tâm giống và các cơ sở sản xuất giống có nhận đàn cá tra chọn lọc của 10 tỉnh vùng ĐBSCL.

Trồng hoàn toàn tự phát và tiêu thụ quá dễ dàng với giá trị kinh tế cao nên người dân xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã ồ ạt phá bỏ vườn cây ăn quả -chủ yếu là bưởi và cam để trồng dó trầm. Thực tế này đang đặt ra nhiều vấn đề cần bàn...

Vụ trồng atiso năm 2013 - 2014, huyện Sa Pa (Lào Cai) hỗ trợ người dân trồng mới 15,2 ha cây atiso, nâng tổng diện tích cây dược liệu atiso của toàn huyện lên 47,2ha.

Với ưu điểm quả ngon, cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa nên những năm gần đây, nhãn chín muộn đã trở thành cây làm giàu cho nhiều hộ dân trên địa bàn phường Phố Cò, T.X Sông Công (Thái Nguyên).