Xuất khẩu gạo Việt nhìn từ chiếc Iphone 6S của Apple

GS Xuân cho biết, hôm 29/9/2015, CEO của Apple - Tim Cook công bố sản phẩm Iphone 6S mới bắt đầu xuất hiện trên thị trường đã bán được 13 triệu chiếc với giá khoảng 13-19 triệu đồng/chiếc.
Trong cùng thời gian đó, gạo Việt Nam xuất khẩu đã tụt giá thê thảm nhưng vẫn không bán được. May mắn nhờ Philipines thiếu gạo đã đặt mua 450 tấn gạo giá rẻ của Việt Nam.
Vì sao có sự khác biệt này? Câu trả lời chính là ở thương hiệu!
Theo quy luật cung cầu hàng hóa, một sản phẩm sẽ được tiêu thụ khi sản phẩm đó được người tiêu dùng biết đến, chú ý, được dùng thử đạt tiêu chuẩn và sẽ được quyết định mua.
Ngược lại, một sản phẩm không được tiêu thụ khi người tiêu dùng không biết đến nó hoặc biết đến nhưng không chú ý hoặc có chú ý nhưng chất lượng không đạt yêu cầu, thậm chí đôi khi do cung vượt quá cầu…
Trong khi đó, nông nghiệp là một ngành kinh tế truyền thống mũi nhọn của Việt Nam song luôn phải chịu nhiều tác động và rủi ro.
Mặc dù đã có nhiều giải pháp được đưa ra, song “được mùa mất giá” vẫn là điệp khúc của nông nghiệp Việt Nam
Nhìn về miền Tây - vựa lúa của cả nước, GS Võ Tòng Xuân nhận định, sau 40 năm phát triển, kinh tế miền Tây đã chuyển từ “thiếu ăn, thiếu mặc” sang sản xuất dư thừa để xuất khẩu nhờ các chính sách đổi mới nông nghiệp.
Tuy nhiên, các sản phẩm nông nghiệp không tuân theo quy định về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, thiếu kỹ thuật nên chất lượng chưa cao.
Tình trạng “được mùa rớt giá”, hoặc “trồng rồi chặt, chặt xong lại trồng” vẫn diễn ra liên tục gây thiệt hại lớn cho người nông dân.
Nguyên nhân của tình trạng này là do sản xuất của nông dân tự phát, không được tổ chức bởi nhà nước hay doanh nghiệp.
Đối với ngành lúa gạo, bất cập lớn nhất hiện nay chính là sản xuất quy mô nhỏ, manh mún và không có sự biến chuyển cơ bản về chất lượng đối với hàng xuất khẩu.
Chuỗi giá trị lúa gạo của Việt Nam hiện nay quá dài, khiến lợi nhuận phân phối cho hai chủ thể chính là hộ nông dân sản xuất lúa và doanh nghiệp xuất khẩu gạo thấp.
Ngoài ra, gạo Việt Nam khó xuất khẩu vào những thị trường đòi hỏi khắn khe về chất lượng và luôn phụ thuộc vào những thị trường quen thuộc như Indonesia, Malaysia và Philipines…
“Thời gian qua, Nhà nước đã ra quy định về xây dựng cánh đồng lúa lớn nhằm liên kết xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, xây dựng cánh đồng lúa lớn đòi hỏi vốn đầu tư khổng lồ mà chắc chắn nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu gạo đều không thể làm được” - GS Võ Tòng Xuân nhận xét.
Theo ông Xuân, thay vì hỗ trợ xây dựng các cánh đồng lớn, Nhà nước nên chuyển sang hỗ trợ tất cả các chủ thể tiến hành xây dựng thương hiệu gạo cho cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Cùng với đó, Nhà nước có thể bỏ vốn đầu tư xây dựng các cánh đồng lớn khi có điều kiện.
Cũng tại hội thảo, nêu quan điểm về việc Nhà nước, Bộ ngành can thiệp giúp nông dân tiêu thụ nông sản thời gian qua, GS Xuân cho biết, việc này chỉ có tác dụng chữa đằng ngọn chứ không chữa tận gốc.
Bởi thị trường quyết định tiêu thụ cho mọi nông sản. Do vậy, sản xuất nông nghiệp duy ý chí, tự phát, không theo thị trường sẽ chỉ đem lại thiệt hại về tiền của và công sức của nông dân.
“Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hoặc mở thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Mỗi sản phẩm đưa ra thị trường cần được tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, thực hiện đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm và theo chuỗi liên kết 4 nhà” - GS Võ Tòng Xuân khẳng định.
Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi những diện tích điều già cỗi, sâu bệnh sang trồng những loại cây khác phù hợp là một chủ trương đúng đắn của ngành Nông nghiệp tỉnh. Tuy nhiên, thực tế, công tác này ở huyện Đắk R’lấp đang đặt người nông dân và ngành chức năng, chính quyền cơ sở trước những khó khăn lớn.

Gia đình anh Ninh Hồng Hà ở thôn Đắk M’rê, xã Quảng Tân (Tuy Đức) hiện có 3 ha cà phê và 1,5 ha hồ tiêu đều đang trong thời kỳ kinh doanh. Thời gian này, gia đình anh đang vô cùng hứng khởi bởi tiếp tục sẽ có thêm một vụ mùa bội thu.

Là một trong những địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất huyện Điện Biên, hiện nay xã Noong Luống có trên 70ha nuôi trồng các loại thủy sản. Biết tận dụng tiềm năng, khai thác lợi thế sẵn có, giờ đây nhiều nông dân ở xã Noong Luống đã vươn lên thoát nghèo với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nghề nuôi cá.

Người dân ở khu vực cầu La Ngà (huyện Định Quán) quen gọi anh Lê Hoàng Tuấn là Tuấn “cá bống” vì anh có hơn 20 năm chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp cá bống giống và thu mua cá thương phẩm.

Ông Nguyễn Văn Thông - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Nông cho biết: “Theo thống kê từ năm 2011 đến nay, tổng diện tích lúa liên kết với doanh nghiệp trên 17.000ha, sản lượng tiêu thụ trên 71.000 tấn.