Xuất khẩu gạo tiếp tục giảm cả lượng và giá

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT): Giá gạo xuất khẩu bình quân nửa đầu năm đạt 431,16 USD/tấn, giảm 4,64% so với cùng kỳ năm 2014.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm với hơn 38% thị phần. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước với mức giảm lần lượt là hơn 9% về khối lượng và 13,25% về giá trị.
Đáng chú ý nhất là thị trường Malaysia có sự tăng trưởng đột biến trong 6 tháng đầu năm, tăng gấp 2,3 lần về lượng và gấp 2 lần về giá trị, vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 8,36% thị phần.
Tại thị trường trong nước, nhu cầu đối với gạo Việt Nam vẫn ở mức thấp, Trung Quốc chỉ thu mua với khối lượng nhỏ. Lúa hè thu sớm mới thu hoạch không thu hút được thương lái do chất lượng thấp, không đảm bảo để chế biến gạo xuất khẩu.
Diễn biến giá lúa tại các tỉnh ĐBSCL trong 20 ngày đầu tháng 7 như sau: Đối với lúa vụ hè thu, lúa ướt chủng loại IR50404 tại An Giang giảm 100 đ/kg, từ 4.100 đ/kg xuống còn 4.000 đ/kg, lúa khô cùng chủng loại Vĩnh Long giảm từ 4.800 đ/kg xuống còn 4.700 đ/kg. Đối với lúa đông xuân, lúa chất lượng cao tại Bạc Liêu ổn định ở mức 5.200 – 5.300 đ/kg (lúa khô).
Tại Kiên 14 Giang, lúa tẻ thường có thời điểm tăng lên 5.300 đ/kg sau đó giảm trở lại mức 5.200 đ/kg như đầu tháng; trong khi lúa dài tăng 200 đ/kg, từ 5.700 đ/kg lên 5.900 đ/kg (lúa khô).
Phát biểu tại Hội nghị đánh giá việc thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt mới đây, ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết: Thời gian qua, Đề án Tái cơ cấu ngành lúa gạo đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã được ráo riết triển khai.
Theo đó, ngành lúa gạo đã chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến, mở rộng thị trường..., tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục.
Điển hình là tỷ lệ gạo có chất lượng cao còn thấp đặc biệt là vùng ĐBSCL, giá thành sản xuất tương đối cao ( trên 4.000đ/kg) nên sản phẩm khó cạnh trạnh trên thị trường. Nguyên nhân là do việc sử dụng giống chất lượng cao còn ít, chi phí giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cao.
Ngoài ra, tỷ lệ diện tích thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đạt thấp, thị trường tiêu thụ lúa gạo không ổn định, thu nhập của người sản xuất chưa cao, ngành hàng sản xuất lúa gạo chưa bền vững...
Có thể bạn quan tâm

Trong khi kinh tế toàn tỉnh đang có dấu hiệu phục hồi, bước qua giai đoạn trì trệ với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng khá thì một số chỉ tiêu trọng yếu đã sớm có dự báo chắc chắn sẽ không về được đích. Điều này khiến cho khả năng tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh trong năm nay sẽ không đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Các nghệ nhân đã cùng nhau giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm việc trồng, sản xuất hoa kiểng Bon sai như kỹ thuật lai tạo giống mới, cắt ghép cành, các ứng dụng bón phân hữu cơ trong hoa kiểng, thông tin về nhu cầu thị trường; tham quan khu Trung tâm công nghệ sinh học Lan Anh, thăm một số vườn hoa kiểng tại làng hoa Tân Quy Đông cùng một số khu di tích lịch sử của TP.Sa Đéc.

Vừa qua, tại phường Tân Qui Đông, TP.Sa Đéc, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Đồng Tháp và Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA) tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ (CLB) Sáng tạo khởi nghiệp tỉnh Đồng Tháp lần 2 năm 2014 với chủ đề giao lưu, trao đổi về thị trường hoa Tết.

Trong vụ Đông năm 2014, cây ngô được trồng trên diện tích lớn và được coi là cây trồng chính; ngoài cây ngô và rau, đậu các loại còn được chính quyền và người dân xã Đạo Đức (Vị Xuyên) quan tâm, chú trọng cả đến cây cải Xa-lát, loại cây trồng hứa hẹn nhiều tiềm năng.

Hơn 8 năm nay, 60ha đất sản xuất nông nghiệp ở các cánh đồng Tam Ván, Tân Đức, xã Bình Châu (Bình Sơn) không sản xuất được khiến đời sống 800 hộ nông dân ở các thôn Châu Thuận Nông, Phú Quý, Tân Đức gặp khó khăn.