Xuất khẩu gạo tiếp tục giảm cả lượng và giá

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT): Giá gạo xuất khẩu bình quân nửa đầu năm đạt 431,16 USD/tấn, giảm 4,64% so với cùng kỳ năm 2014.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm với hơn 38% thị phần. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước với mức giảm lần lượt là hơn 9% về khối lượng và 13,25% về giá trị.
Đáng chú ý nhất là thị trường Malaysia có sự tăng trưởng đột biến trong 6 tháng đầu năm, tăng gấp 2,3 lần về lượng và gấp 2 lần về giá trị, vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 8,36% thị phần.
Tại thị trường trong nước, nhu cầu đối với gạo Việt Nam vẫn ở mức thấp, Trung Quốc chỉ thu mua với khối lượng nhỏ. Lúa hè thu sớm mới thu hoạch không thu hút được thương lái do chất lượng thấp, không đảm bảo để chế biến gạo xuất khẩu.
Diễn biến giá lúa tại các tỉnh ĐBSCL trong 20 ngày đầu tháng 7 như sau: Đối với lúa vụ hè thu, lúa ướt chủng loại IR50404 tại An Giang giảm 100 đ/kg, từ 4.100 đ/kg xuống còn 4.000 đ/kg, lúa khô cùng chủng loại Vĩnh Long giảm từ 4.800 đ/kg xuống còn 4.700 đ/kg. Đối với lúa đông xuân, lúa chất lượng cao tại Bạc Liêu ổn định ở mức 5.200 – 5.300 đ/kg (lúa khô).
Tại Kiên 14 Giang, lúa tẻ thường có thời điểm tăng lên 5.300 đ/kg sau đó giảm trở lại mức 5.200 đ/kg như đầu tháng; trong khi lúa dài tăng 200 đ/kg, từ 5.700 đ/kg lên 5.900 đ/kg (lúa khô).
Phát biểu tại Hội nghị đánh giá việc thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt mới đây, ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết: Thời gian qua, Đề án Tái cơ cấu ngành lúa gạo đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã được ráo riết triển khai.
Theo đó, ngành lúa gạo đã chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến, mở rộng thị trường..., tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục.
Điển hình là tỷ lệ gạo có chất lượng cao còn thấp đặc biệt là vùng ĐBSCL, giá thành sản xuất tương đối cao ( trên 4.000đ/kg) nên sản phẩm khó cạnh trạnh trên thị trường. Nguyên nhân là do việc sử dụng giống chất lượng cao còn ít, chi phí giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cao.
Ngoài ra, tỷ lệ diện tích thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đạt thấp, thị trường tiêu thụ lúa gạo không ổn định, thu nhập của người sản xuất chưa cao, ngành hàng sản xuất lúa gạo chưa bền vững...
Có thể bạn quan tâm

Đối với vùng núi Cấm (An Giang), tiêu được xếp trong nhóm đặc sản (trái su, sầu riêng, tiêu, quýt, măng…), thuộc loại nông sản mang lại giá trị kinh tế cao cho cư dân lập vườn đồi, vườn rừng. Dây tiêu ở đây chỉ trồng xen canh, diện tích nhỏ lẻ, sản lượng không nhiều. Thế nhưng, hương vị hạt tiêu núi Cấm rất riêng, không thua tiêu Phú Quốc hay tiêu khu vực Tây Nguyên.

Ngày 2.10.2014, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh đã ký quyết định công bố dịch sâu đục thân loài mới có tên khoa học Chilo tumidicostalis gây hại cây mía trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tổng diện tích mía trên địa bàn tỉnh bị sâu đục thân phá hại khoảng hơn 5.000 ha.

Theo ngành nông nghiệp huyện Phú Giáo (Bình Dương), từ đầu năm đến nay toàn huyện đã có 15.523 ha cao su bị nhiễm các loại sâu bệnh; trong đó chủ yếu là bệnh phấn trắng, nấm hồng và bệnh vàng lá do nấm Corynespora gây ra.

Vụ mùa năm nay, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp 20 ha giống lúa lai Syn 6 tại xã Nham Sơn.

Câu hỏi niên vụ mía đường năm nay đắng hay ngọt vẫn còn là ẩn số. Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), cho biết: Quyết tâm của Hiệp hội cũng như đảng bộ, chính quyền các tỉnh, thành vùng ĐBSCL là làm sao không để nông dân bị thiệt đơn, thiệt kép trong sản xuất mía.