Xuất Khẩu Gạo Thái Lan Bỏ Xa Việt Nam

Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2014, Thái Lan đã xuất khẩu khoảng 3,82 triệu tấn, tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu từ Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái (TREA).
Trong đó, xuất khẩu gạo trắng chiếm 1,79 triệu tấn, gạo Hom Mali chiếm hơn 552 ngàn tấn, gạo tấm chiếm gần 474 ngàn tấn, gạo nếp chiếm hơn 70 ngàn tấn, gạo đồ chiếm hơn 878 ngàn tấn và gạo lứt chiếm gần 63 ngàn tấn.
Giá trị xuất khẩu gạo đạt 63,076 tỷ baht, tăng 19% so với 52,986 tỷ baht cùng kỳ năm 2013.
Giá trung bình xuất khẩu gạo trắng trong 5 tháng đầu năm ở mức khoảng 391 USD/tấn, giảm 27% so với mức 537 USD/tấn cùng kỳ năm ngoái. Gạo Thái Hom Mali có giá 1.044 USD/tấn, giảm 9% so với mức 1.152 USD/tấn cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, theo số liệu từ Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), 6 tháng đầu năm 2014, Việt Nam chỉ xuất khẩu được hơn 3 triệu tấn gạo, giảm 14% so với 3,5 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo xuất khẩu trung bình ở mức 432 USD/tấn (FOB).
Trong tháng 6/2014, Việt Nam xuất khẩu khoảng hơn 671 ngàn tấn gạo, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tăng 15% so với tháng 5/2014. Giá xuất khẩu trung bình tháng 6 ở mức 423 USD/tấn, tăng 13 USD/tấn so với tháng 6/2013 nhưng giảm 2% so với hồi tháng 5/2014.
Thị trường chủ lực trong xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn là Châu Á, chiếm 79%.
Có thể bạn quan tâm

Từ một hộ nghèo nhất nhì xã, nhờ mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình trang trại đa canh, đến nay gia đình ông Nguyễn Đình Lâm, thôn 3/2B, xã Thành Lập, huyện Lương Sơn (Hoà Bình) đã có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Trái ngược với xu hướng khó khăn từ đầu năm đến nay, xuất khẩu gạo những tháng cuối năm được dự báo sẽ tăng do có một số yếu tố thuận lợi.
Làm nghề này rất bấp bênh vì phụ thuộc hoàn toàn vào các thương lái Trung Quốc. Năm 2013 tôi cũng từng lỗ 700 triệu đồng vì tồn hơn 50 tấn cau sấy khô do thương lái Trung Quốc ngừng lấy hàng.

Dù giàu tiềm năng sản xuất muối và lượng muối tồn kho trong diêm dân luôn lớn, nhưng Việt Nam vẫn phải nhập muối từ nước ngoài về để phục vụ cho các ngành công nghiệp. Đó là nghịch lý “thừa- thiếu” chưa có hồi kết nhiều năm nay.

Giá cao su tại Tokyo và một số thị trường châu Á khác tăng nhờ giá dầu thô và chứng khoán Nhật Bản phục hồi.