Xuất khẩu gạo sẽ tăng vào cuối năm

Trao đổi với TBKTSG Online bên lề hội thảo “Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng lúa gạo, vật tư nông nghiệp và vật tư thủy sản” được tổ chức tại thành phố Cần Thơ hôm nay 25-9, ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) khẳng định:
“Xuất khẩu gạo những tháng cuối năm 2015 và đầu năm 2016 sẽ tốt hơn”.
Giải thích cho nhận định này, theo ông Năng, đối với hợp đồng 750.000 tấn Philippines mở thầu mua hôm 17-9-2015 (trong đó Việt Nam giành được 450.000 tấn), quốc gia này quyết định nhập từ nay đến hết năm 2015 là 250.000 tấn (bao gồm cả Thái Lan), “nhưng nếu năng lực của Việt Nam tốt, có thể đưa hàng sang sớm hơn, như vậy lượng xuất khẩu có thể nhiều hơn, giá cả thị trường sẽ tương đối tốt”, ông nhận định.
Một tín hiệu khác, theo ông Năng, sau chuyến đi của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thị trường xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch sang Trung Quốc cũng đã được “khơi thông”, “cho nên từ này đến cuối năm, thị trường này có lẽ sẽ được khôi phục và thoát ra khỏi tình trạng trầm lắng như những tháng đầu năm nay”, ông nói.
Ngoài ra có khả năng Indonesia cũng sẽ nhập gạo để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt trong nước.
Như vậy, khối lượng gạo xuất khẩu năm 2015 có thể vẫn đạt mục tiêu kế hoạch, tức sẽ đạt khoảng trên 6 triệu tấn, dù trước đó có dự báo cả năm sẽ sụt giảm mạnh.
Về kết quả xuất khẩu những tháng đầu năm 2015, VFA dẫn số liệu thống kê cho thấy tính đến cuối tháng 8-2015, xuất khẩu gạo chính ngạch của doanh nghiệp cả nước (bao gồm cả doanh nghiệp ngoài VFA) đạt hơn 4 triệu tấn, giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, nếu tính cả lượng gạo tiểu ngạch xuất sang Trung Quốc, đến cuối tháng 8-2015, xuất khẩu cả nước đạt khoảng 5 triệu tấn, tương đương cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

6 tháng đầu năm 2015, toàn huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) có 105 ha thanh long được cấp mới chứng nhận VietGAP, tái cấp 373 ha, nâng diện tích thanh long có chứng nhận VietGAP trên địa bàn huyện là 3.648 ha, đạt 91,2% so với chỉ tiêu tỉnh giao.
Đó là tổng số diện tích nhãn bị nhà vườn Vĩnh Long đốn bỏ từ năm 2012 đến nay. Riêng, trong 6 tháng qua là 451 ha.

Nguyên tắc 1: Đặt trại nuôi tôm theo quy hoạch quốc gia và khuôn khổ pháp luật tại những địa điểm phù hợp về mặt môi trường, sử dụng tài nguyên đất và nước hiệu quả và theo cách thức bảo tồn được đa dạng sinh học, nơi cư trú và các chức năng của hệ sinh thái nhạy cảm về mặt sinh học với ý thức rằng những hoạt động sử dụng đất đai, con người và loài khác cũng dựa vào cùng hệ sinh thái này.

Tiêu chuẩn ASC Tôm được chuyển giao tới Hội đồng quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC)

Chiều qua (22/6), Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) và Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.